| Hotline: 0983.970.780

Lại tranh cãi lớn về cây trồng biến đổi gen giữa COP27

Thứ Ba 15/11/2022 , 10:16 (GMT+7)

Các công ty đa quốc gia về công nghệ sinh học tiếp tục thổi phồng khả năng của cây trồng biến đổi gen (GMO), thì ở phía khác vẫn tỏ thái độ hoài nghi.

Nghiên cứu thực địa cho thấy, ngô biến đổi gen có thể tồn tại gần hai tháng trong điều kiện hạn hán mà không cần nước tưới nhờ lai ghép với gen cà chua. Ảnh: GLP

Nghiên cứu thực địa cho thấy, ngô biến đổi gen có thể tồn tại gần hai tháng trong điều kiện hạn hán mà không cần nước tưới nhờ lai ghép với gen cà chua. Ảnh: GLP

Bill Freese, giám đốc khoa học tại Trung tâm An toàn Thực phẩm phi lợi nhuận cho biết: “Tôi không thể hiểu nổi tại sao họ vẫn tiếp tục phổ biến nhân rộng cây trồng biến đổi gen”, đồng thời chỉ trích việc lạm dụng hóa chất diệt cỏ độc hại.

Trong khi đó, người phát ngôn của gã khổng lồ công nghệ sinh học đa quốc gia, Bayer của Đức nói: “Hạt giống được thiết kế để sinh trưởng tốt trong các điều kiện địa phương cụ thể, đã tồn tại và phát triển trong suốt nhiều thế kỷ thông qua việc nhân giống thông thường, bằng cách lai các cây có đặc điểm phù hợp với nhau và chọn ra thế hệ con mong muốn. Nhưng khi thời tiết ngày một khắc nghiệt hơn đã gây ra các điều kiện phát triển không thuận lợi cho các loại hạt giống thông thường”.

Và do cậy các công ty như Bayer/Monsanto, Corteva và Syngenta đang thúc đẩy cây trồng biến đổi gen ngày một hiệu quả hơn. Theo đó, các công nghệ mới hơn có thể giảm thời gian phát triển của những cây trồng này "trong nhiều năm" so với các kỹ thuật lai ghép cây trồng truyền thống,

Người phát ngôn của Bayer cho biết: “Khả năng chống chịu hạn là một tính trạng/đặc điểm phức tạp liên quan đến nhiều gen. Vì vậy, việc phát triển các đặc điểm chịu hạn thông qua các phương pháp nhân giống cổ điển như lai tạo bị hạn chế".

Phản hồi lại quan điểm trên, các nhà phê bình công nghệ hạt giống GMO nói rằng, họ sẵn sàng tiếp cận các phương pháp mới nhưng không được thương mại hóa, và coi các sản phẩm hạt giống thông thường là an toàn hơn và ít tác hại đến môi trường hơn.

"Đã bao nhiêu lần chúng ta đọc được rằng nhân loại sẽ không thể nuôi sống thế giới vào năm 2050 trừ khi chúng ta có cây trồng GMO?", ông Freese nói khi đề cập đến lập luận của những người ủng hộ GMO rằng cây trồng biến đổi gen sẽ là cần thiết để tạo ra đủ lương thực cho dân số ngày càng tăng trên một hành tinh đang nóng lên.

Nhưng đối với ông Freese, tuyên bố đó "chỉ là một chiêu trò tạo hiệu ứng thực sự hiệu quả do các tập đoàn thuốc trừ sâu và hạt giống tạo ra nhằm biện hộ cho công nghệ mới này".

Công ty công nghệ sinh học Corteva của Mỹ cho biết, họ cũng đang tập trung vào "các công nghệ nhân giống mới như chỉnh sửa gen" để "tận dụng sự đa dạng di truyền đã tồn tại trong DNA của cây trồng" khi tạo ra các loại hạt giống mới.

Các công ty này cho biết các sản phẩm biến đổi gen như vậy có thể giúp bình thường hóa hiệu suất của cây trồng, ngay cả khi độ ẩm cực cao do mưa hoặc lũ lụt thúc đẩy sự lây lan của nấm hoặc sâu bệnh.

Michael Hansen, một nhà khoa học cấp cao của Consumer Reports cho biết: “Ngay từ những năm 70 và 80, họ đã nói với chúng tôi rằng thực phẩm/cây trồng GMO sẽ bổ dưỡng hơn, cố định mức nitơ tốt hơn, và chống chịu được mọi thứ. Và chúng tôi đã thấy gì? Chủ yếu là cây trồng chịu thuốc diệt cỏ".

Dana Perls, giám đốc chương trình nông nghiệp và thực phẩm cấp cao tại mạng lưới môi trường Friends of the Earth, cho biết GMO "đi đôi với các hóa chất mạnh gây ô nhiễm thuốc trừ sâu", gây hại cho quần thể côn trùng, sức khỏe của đất và chất lượng nước.

Bà Perls cho biết ủng hộ việc giám sát theo quy định đối với công nghệ GMO mới "bắt nguồn từ cách tiếp cận phòng ngừa."

Nhà khoa học Andrew Smith thuộc Viện Rodale thì cho biết, việc sử dụng GMO để giúp cây trồng chống chọi với hạn hán và các điều kiện khắc nghiệt khác là "thiển cận", một khi sức khỏe của đất không được đảm bảo.

Vị này chủ trương ủng hộ các biện pháp nông nghiệp bền vững như luân canh cây trồng, hạn chế hóa chất đầu vào và giảm quay vòng đất canh tác. Những kỹ thuật như vậy, được gọi là nông nghiệp tái tạo, dẫn đến đất khỏe hơn có thể giữ được nhiều nước hơn. "Đó chính là một chiến lược để giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu", ông Smith nói.

Vào tháng 7/2022, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã nhấn mạnh tiềm năng của GMO giúp giảm phát thải khí nhà kính bằng cách tạo ra các giống cây trồng loại bỏ nhiều carbon dioxide hơn so với cây trồng thông thường

Theo các chuyên gia, nhiều nông dân Mỹ ủng hộ các lựa chọn giống cây trồng GMO bởi vì mặc dù nó đắt đỏ hơn nhưng lại đòi hỏi ít công lao động của con người hơn. Số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy, hơn 90% diện tích ngô, bông và đậu nành được trồng ở nước này hiện đã được biến đổi gen để chống lại thuốc diệt cỏ và côn trùng.

(France24)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất