| Hotline: 0983.970.780

Làm cha mẹ hoàn hảo có thực sự khó khăn?

Thứ Sáu 17/03/2023 , 16:48 (GMT+7)

Làm cha mẹ hoàn hảo, không phải một điều gì vượt quá khả năng của các bậc phụ huynh, quan trọng nhất là đấng sinh thành phải nắm được những nguyên tắc cơ bản.

Làm cha mẹ rất cần có kiến thức và kỹ năng. 

Làm cha mẹ rất cần có kiến thức và kỹ năng. 

Làm cha mẹ hoàn hảo, có vẻ giống như một thử thách trọn đời. Bởi áp lực làm cha mẹ hoàn hảo, mà việc nuôi dạy con cái khiến chúng ta thường quá tập trung vào danh sách các việc cần phải làm cho con như học gì, chế độ ăn uống ngủ nghỉ như thế nào, chơi với ai… Trong khao khát làm cha mẹ hoàn hảo, không nhiều phụ huynh dành sự tập trung vào chính mình, để thông qua quá trình nuôi dạy con, ta thấy mình tỏ tường hơn, hiểu hơn về những gì đang âm thầm ảnh hưởng, vừa là rào cản, vừa là động lực thực sự của ta trong việc nuôi dạy con.

Sự nghịch lý khó tin ấy, chính là điều đã thôi thúc tác giả Phương Hoài Nga viết nên cuốn sách “Làm cha mẹ hoàn hảo”. Không phải những lời khuyên để làm sao nuôi dạy những đứa con đáng ngưỡng mộ, mà là những dẫn dắt để cha mẹ từng bước nhìn thấu hơn hành trình nội tại của mình khi trở thành cha mẹ của những đứa trẻ. Những rào cản từ cả xã hội, văn hóa, đến những rào cản từ chính niềm tin, tâm lý của mình, những thứ mà nếu đủ thấu tỏ và dũng cảm, ta có thể tự gỡ bỏ và cho mình được tự do hơn, được trở thành người cha người mẹ chân thật hơn. Bản thân hành trình sâu sắc đó thực sự đáng ngưỡng mộ.

Thạc sĩ tâm lý Phương Hoài Nga (ĐH Toulouse II-Le Mirail, Pháp) có hơn 15 năm làm việc trong lĩnh vực tâm lý học trẻ em và vị thành niên (trong đó 11 năm làm tâm lý học đường),10 năm giữ vai trò là thành viên ban điều hành và phụ trách chương trình Giáo dục và Tâm lý học đường ở một trường liên cấp quốc tế tại Hà Nội.

Đồng thời, Phương Hoài Nga cũng là dịch giả, người hiệu đính cho nhiều cuốn sách về tâm lý trẻ em và gia đình như “Cẩm nang sống sót cho cha mẹ”, “Con tôi khác biệt”.   Tác giả Phương Hoài Nga không chỉ tự hào là mẹ toàn thời gian của hai đứa con 12 tuổi và 8 tuổi, mà còn là chuyên gia tham vấn và trị liệu tâm lý độc lập cho trẻ em, cha mẹ và gia đình.

Tác giả Phương Hoài Nga là chuyên gia tâm lý đầu tiên ở Việt Nam xuất bản một cuốn sách về làm cha mẹ dựa trên kinh nghiệm thực tế của việc giáo dục và trị liệu cho trẻ em và gia đình tại Việt Nam. Nên đó là lý do người đọc thường dễ nhận thấy mình trong những câu chuyện và phân tích khi đọc cuốn sách này.

Có thể nói cuốn sách “Làm cha mẹ hoàn hảo” có hai đặc điểm của chính tác giả Phương Hoài Nga. Thứ nhất, là sự ân cần từ tốn của một nhà tham vấn trị liệu lâu năm, với những câu chuyện rất đời thường nhưng chứa đầy tâm tư, khát khao của đời sống làm cha mẹ khiến người đọc thật dễ thấy chính mình trong đó. Thứ hai là sự khách quan, sâu sắc nhìn nhận của một nhà tâm lý học để cùng dẫn đường cho người đọc có thể nhìn rộng hơn, soi tỏ vấn đề nội tại của mình một cách bình tâm, thấu hiểu. Hiểu mình, rồi hiểu cả phong cách nuôi dạy con của mình, từ đó trả lời cho câu hỏi thường gặp trong việc nuôi dạy con cái.

Cuốn sách nhiều giá trị thực tiễn của chuyên gia tâm lý Phương Hoài Nga.

Cuốn sách nhiều giá trị thực tiễn của chuyên gia tâm lý Phương Hoài Nga.

Cuốn sách “Làm cha mẹ hoàn hảo” đã nhận được sự phản hồi tích cực của nhiều độc giả. Một phụ huynh chia sẻ: “Có những ngày rất bất lực với việc dạy con, tôi cũng thấy buồn và chán chính mình. Biết là không phải như thế, nhưng đúng là lúc đó tôi thấy sao ngoài kia ai cũng làm bố mẹ tốt hơn tôi. Nên những gì trong cuốn sách cho tôi cảm giác có một ai đó không phán xét và gieo thêm kỳ vọng nữa, một ai đó rất kiên nhẫn, thấu hiểu và cho tôi cảm giác là tôi không cần giỏi toàn năng như thế kia, nhưng tôi với điểm mạnh của mình, với sự chân thực nhất với mình để chính tôi cũng trưởng thành hơn, thì tôi có thể bên con được một cách tốt nhất, hạnh phúc nhất!”.

“Làm cha mẹ hoàn hảo” với từ “hoàn hảo” được gạch đi, giống như một lời tâm tình và dẫn dắt để bất kỳ một người cha người mẹ nào đang thấy mệt mỏi và khó khăn, có thể được bình tâm, buông bớt các áp lực, và từ đó tìm được con đường của riêng mình khi bên con, để cha mẹ và con cái có thể tận hưởng được nhau.  Cho nên, cuốn sách nhiều người nhận ra mình có thể làm cha mẹ của con tốt hơn, và mình có thể làm con của bố mẹ mình tốt hơn.

Khi đã hiểu tại sao chúng ta cần can đảm, kiên định, tin tưởng, tự tin để bồi đắp kiến thức và kĩ năng làm cha mẹ yêu thương từ tận sâu gốc rễ, thì giá trị “Làm cha mẹ hoàn hảo” như một người bạn đồng hành trên con đường vun đắp hạnh phúc ấm êm dưới mỗi mái nhà.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm