| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Cơ giới hóa nâng cao hiệu quả sản xuất

Thứ Tư 04/11/2020 , 08:05 (GMT+7)

Tăng cường sử dụng các loại máy móc vào canh tác nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Chính tầm quan trọng đó mà tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều giải pháp khuyến khích bà con nông dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất.

Lâm Đồng là địa phương có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp. Theo đó, bên cạnh một số loại nông sản ngắn ngày như rau, hoa... bà con nông dân các địa phương còn đầu tư trồng nhiều loại cây dài ngày như chè, cà phê, dâu tằm...

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, cơ giới hóa trong canh tác nông nghiệp được xem là một trong những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho nhà nông để nâng cao năng suất lao động; ổn định năng suất, chất lượng nông sản; hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; cải thiện thu nhập trên mỗi đơn vị canh tác.

Chính những ưu điểm đó mà ngày càng nhiều nhà vườn đã ưu tiên đưa máy móc vào sản xuất. Đặc biệt là tại những khu vực chuyên canh các loại nông sản ngắn ngày, do phải luân canh, gối vụ liên tục, việc sử dụng máy móc chính là cách để nông dân triển khai mùa vụ kịp thời, đáp ứng yêu cầu mà các đơn hàng đặt ra.

Trình diễn máy xới Kobuta.

Trình diễn máy xới Kobuta.

Ông Ya Ngụy ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương cho biết: “Gia đình ông đã đầu tư mua máy xới từ nhiều năm nay. Do ông chuyên canh các loại rau ngắn ngày, nên từ khi đưa máy móc vào khâu làm đất, hiệu quả của công việc đồng áng tăng lên rõ rệt. Vì vậy, ngoài việc phục vụ sản xuất tại gia đình, ông còn cày thuê cho nhiều nông hộ ở địa phương với gía 300 ngàn đồng/sào”.

Để việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều giải pháp hướng về cơ sở. Theo đó, bên cạnh việc hỗ trợ một số thiết bị, máy móc cho nông dân, ngành nông nghiệp Lâm Đồng còn tổ chức các lớp tập huấn, liên kết với các doanh nghiệp tổ chức các buổi hội thảo, nhằm giúp nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp có thêm những thông tin cần thiết.

Vừa qua tại huyện Đơn Dương, đại lý Dinofarm Lâm Đồng phối hợp với UBND xã Tu Tra tổ chức hội thảo và trình diễn cơ giới hóa nông nghiệp bằng máy kéo Kubota. Giới thiệu đến bà con một số dòng máy kéo hiện đại, phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp.

Anh Nguyễn Ngọc Linh, đại lý Dinofarm Lâm Đồng khẳng định, hiện nay, cơ giới hóa trong canh tác nông nghiệp chính là giải pháp giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Bởi vậy mà ngày càng có nhiều nhà nông tìm hiểu và trang bị các loại máy móc. Đây chính là tín hiệu vui cho tỉnh Lâm Đồng, địa phương đã có nhiều thành quả trong việc ứng dụng công nghệ cao vào canh tác nông nghiệp từ nhiều năm qua.

Hiện nay, trên lĩnh vực trồng trọt, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đối với các loại rau, hoa, lúa… ở Lâm Đồng đạt từ 94-95%; khâu chăm sóc, tỷ lệ cơ giới hoạt trên một số loại cây trồng chính đạt từ 58 - 95%. Trong chăn nuôi, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu chuồng trại, cải tạo giống, sản xuất thức ăn, vận chuyển… đạt từ 70 - 90%.

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần rất lớn giúp nông dân Lâm Đồng nâng cao hiệu quả sản xuất. Thu nhập bình quân trên mỗi đơn vị canh tác đạt khoảng 180 triệu đồng/ha. Trong đó, những diện tích nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao đạt từ vài trăm đến hàng tỷ đồng/ha/năm.

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông

Tiền Giang Sau nhiều năm nuôi trên vùng đất mặn Tân Phú Đông, vịt biển có khả năng uống nước có độ mặn dưới 19 phần ngàn.

Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.