| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Đẩy mạnh dán tem truy xuất nguồn gốc sản xuất nông sản

Thứ Năm 13/12/2018 , 09:12 (GMT+7)

Nhằm tránh tình trạng giả mạo, khẳng định thương hiệu nông sản Lâm Đồng, tăng khả năng nhận biết sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng; ngành Nông nghiệp tỉnh này đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ tem truy xuất nguồn gốc nông sản một cách mạnh mẽ, tích cực.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 21 đơn vị đã áp dụng công nghệ tem truy xuất điện tử (mã QR code), gồm: 13 HTX, 7 doanh nghiệp, 1 cơ sở. Về sản phẩm nông sản, sử dụng tem truy xuất chủ yếu là trên sản phẩm rau các loại (12 cơ sở), chè (2 cơ sở), trái cây (2 cơ sở), lúa (2 cơ sở), dược liệu (1 cơ sở), mắc ca (1 cơ sở), atiso (1 cơ sở).

Việc dán tem truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm nông sản đã bước đầu giải quyết được tình trạng làm giả thương hiệu nông sản Lâm Đồng, tăng khả năng nhận biết sản phẩm an toàn và không an toàn trên thị trường. 

Theo ngành chức năng, dán tem truy xuất là việc làm mà các nhà sản xuất nông nghiệp đang hướng đến, thế nhưng thực tế tem truy xuất tại các đơn vị sử dụng vẫn chưa thật sự hoàn hảo, thông tin tích hợp trên tem truy xuất chủ yếu thể hiện thông tin đơn vị sơ chế, đóng gói mà chưa thể hiện thông tin đầy đủ về nhật ký sản xuất và quy trình sản xuất.

Quy trình này đòi hỏi một chi phí rất cao, trình độ sử dụng công nghệ của nông dân, do vậy tỉnh Lâm Đồng đang từng bước phối hợp với các đơn vị cung cấp tem truy xuất nguồn gốc đẩy mạnh việc hoàn chỉnh hệ thống thông tin trên tem truy xuất, nhất là các sản phẩm có nguy cơ cao về làm giả nhãn hiệu nông sản Lâm Đồng như: khoai tây, hành tây... và một số loại nông sản được chứng nhận sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” để người tiêu dùng an tâm hơn.

Từ đó, xây dựng hình thành chuỗi sản xuất tiêu thụ cho từng ngành của cả tỉnh, tập trung vào các loại nông sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2020, toàn tỉnh xây dựng được 160 chuỗi liên kết giá trị, đến năm 2023, xây dựng được 200 chuỗi liên kết giá trị, trong đó, ít nhất 70% chuỗi được chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn và bền vững.

Trên các chuỗi liên kết đều thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc là các siêu thị trên toàn quốc.

Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh này có một số đơn vị cung cấp tem truy suất nguồn gốc điện tử đến từ các tỉnh, thành như: VNPT Lâm Ðồng, Công ty CP Smart life (Hà Nội), BigData...

Đây là những đơn vị vừa cung cấp dịch vụ in tem vừa cung cấp các ứng dụng để cập nhật thông tin, kích hoạt tem truy xuất cho các đơn vị doanh nghiệp, cá nhân.

Xem thêm
Ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2024 chỉ trong 10 tháng

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên kỷ lục mới trong tháng cuối năm 2024.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.