| Hotline: 0983.970.780

Cây cối bị đóng băng ở Lâm Đồng

Thứ Sáu 07/02/2020 , 13:31 (GMT+7)

Nhiệt độ xuống thấp khiến cây trồng ở Lâm Đồng bị lớp sương muối trắng toát bao phủ.

Rạng sáng 7/2, sương muối xuất hiện ở nhiều vùng miền núi của huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Đợt sương muối bắt đầu từ khoảng đêm 5/2 và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng của nông dân các xã Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais... 
Theo người dân, vào khoảng rạng sáng, nhiệt độ ở vùng núi xuống 5 độ C nên cỏ cây ở địa phương bị bao phủ bởi lớp băng mỏng (sương muối) trắng toát. 
Theo cán bộ xã Đạ Chais, khoảng 5 năm trước, xã từng hứng chịu đợt sương muối trong suốt 7 ngày, gây thiệt hại nặng về cây trồng.
Trên lá, cành cây có lớp băng trắng bao bọc.
Ông Nguyễn Bá Hòa, nông dân trồng cà phê ở Đạ Chais cho biết: "Vào rạng sáng 29 Tết Nguyên đán xuất hiện sương muối và sau đó tan nhanh. Đến ngày 12 tháng Giêng (ngày 5/2) thì hiện tượng tiếp tục diễn ra".
Một cành cỏ khô bị lớp băng bao phủ.
Ông Đoàn Thành Công, cán bộ xã Đạ Chais cho biết: "Những vườn cây ở dưới thấp hoặc gần suối thì xuất hiện lớp băng dày hơn, thiệt hại nặng hơn. Gần trụ sở UBND xã có vườn khoai lang của người dân bị rụi tàn hoàn toàn". 
Theo ông Công, sương muối xuất hiện vào rạng sáng và tan nhanh khi mặt trời mọc. Khi băng tan, cây cối cũng bị héo úa, chết dần. 
Cây cỏ dại trong ruộng của người dân chết rục sau khi sương muối tan.
Ở xã Đạ Chais, sương muối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân trồng cà phê. Theo thống kê của UBND xã, đến sáng 7/2, toàn địa phương ghi nhận 150ha cà phê bị héo úa, hư hại.
"Kinh tế của người dân phụ thuộc vào cà phê nên đợt này họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn", ông Liêng Jrang Ha Thuyên, Phó chủ tịch UBND xã Đạ Chais thổ lộ. 
Anh Đa Chu Kpri, người trồng 6 sào cà phê cho biết, toàn bộ cây từ 6-10 năm tuổi của gia đình đã héo úa. "Mùa vụ sắp tới chắc chắn trắng tay. Giờ chỉ mong cây đừng chết". 
Trong sáng 7/2, ngành nông nghiệp huyện Lạc Dương đã vào các xã bị sương muối để nắm bắt tình hình, thống kê thiệt hại. Ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lạc Dương cho biết chưa có thống kê thiệt hại cụ thể, tuy nhiên có thể có đến hàng trăm ha cây trồng bị ảnh hưởng.

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tạm giữ 9 thuyền khai thác 824 m3 khoảng sản trái phép

Nghệ An Công an Nghệ An đã đồng loạt tiến hành kiểm tra, phát hiện 9 thuyền vỏ sắt không mã hiệu, không đăng kiểm cùng 824 m3 khoáng sản bị khai thác trái phép trên khu vực sông Lam, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm