| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng trồng giống bí Nhật mini lạ mắt

Thứ Tư 01/04/2020 , 08:24 (GMT+7)

Trong số các loại quả, bí Nhật mini là loại quả giàu hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axit hữu cơ.

Bí mini dễ trồng, phù hợp khí hậu Lâm Đồng.

Bí mini dễ trồng, phù hợp khí hậu Lâm Đồng.

Ngoài ra, còn được chế biến thành các món ăn như làm bánh, súp bí non, hoặc có thể nhồi thịt vào trong quả bí và nướng cùng vỏ quả.

Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, Hợp tác xã Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nông nghiệp Thịnh Phát (địa chỉ sản xuất ở thôn Hiệp Thuận, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đã tiến hành trồng thử nghiệm giống bí Nhật mini.

Đây là loại bí có kích thước quả chỉ để vừa lòng bàn tay, khi thu hoạch vỏ quả có màu vàng, là loại cây dễ trồng, trọng lượng quả trung bình đạt từ 250 - 300gr/quả. Hạt giống được nhập từ Nhật về ươm 14 - 16 ngày, trồng trên chậu giá thể, mật độ trồng 1.000 cây/sào, sau 40 - 45 ngày trồng là bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu kéo dài khoảng 2 tháng, năng suất 3 tấn/sào, với giá bán sỉ 40.000 đồng/kg, lợi nhuận 70 - 80 triệu đồng/sào sau khi đã trừ chi phí đầu tư.

Đây là giống bí rất thích hợp với vùng khí hậu tại huyện Đức Trọng. Hy vọng trong thời gian tới, sau khi thử nghiệm và hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc thích hợp cho giống bí Nhật mini, HTX Thịnh Phát sẽ cung cấp loại quả “nhỏ xinh” trông cực kỳ vui mắt và ăn có vị bùi, thơm, dẻo đến tay người tiêu dùng.

Quả bí mini lạ mắt.

Quả bí mini lạ mắt.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất