| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu nhờ nuôi cá cảnh

Thứ Năm 29/06/2017 , 13:15 (GMT+7)

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ, anh Trần Thanh Hùng (33 tuổi) ở ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang) quyết định về quê thực hiện ước mơ của mình bằng con đường nuôi trồng thủy sản.

Lúc đầu vì thiếu vốn, anh phải vay thêm tiền ngân hàng để khởi nghiệp với mô hình nuôi cá cảnh (cá kiểng) và cá giống.

10-45-35_co_ngoi_nuoi_c_cnh_v_c_giong_cu_nh_trn_vn_hung
Cơ ngơi nuôi cá cảnh của anh Trần Văn Hùng

Với diện tích sẵn có ban đầu là 1.000m2 mặt nước, anh đã mạnh dạn đầu tu vốn liếng, cải tạo ao mương, mua sắm thiết bị và hoàn chỉnh hệ thống ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật.

Anh cho biết, những ngày đầu bắt tay vào việc gặp nhiều khó khăn nhất định vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Trở ngại lớn nhất là nguồn nước, kế đến là nguồn giồng rồi đến khâu ép cá, dưỡng cá bột cho đến đầu ra. Nhưng với ý chí quyết tâm, anh đã chịu khó học hỏi, nghiên cứu, dần dà tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đến nay anh đã vượt qua những chặng đường khó khăn và đang mạnh dạn phát triển thêm diện tích nuôi.

Khi mới bắt tay vào nghề, chỉ vài ba bể nuôi thử nghiệm, nay đã tăng lên 35 bể (lót nylon), mỗi năm sản xuất trên 10.000 con cá kiểng và hàng triệu con cá chạch lấu (cá bột, cá giống). Về cá kiểng, chủ lực là cá da beo và cá hạt đỉnh hồng, giá bán ra thị trường mỗi con từ 10.000 - 20.0000 đồng tùy theo kích cỡ. Hiện phong trào chơi cá cảnh đang phổ biến trên cả nước nên cá anh sản xuất không đủ bán.

Là một thanh niên có trình độ chuyên môn vững vàng lại thường xuyên nắm bắt thị trường nên anh đã kịp thời chuyển đổi vật nuôi phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Từ năm 2015, anh nhận thấy con cá chạch lấu là đặc sản của miền Tây, giá trị kinh tế rất cao, giá cá thương phẩm từ 250.000 - 300.000 đồng/kg nhưng nguồn con giống trong thiên nhiên đang khan hiếm, giá quá cao. Từ đó, anh đã sản xuất con giống cho các trại nuôi cá thịt. Vừa phát triển cá cảnh, anh vừa mạnh dạn đầu tư thiết bị nuôi cá chạch lấu nhằm cung cấp con giống.

Theo anh, kỹ thuật nuôi cá chạch lấu cho đẻ rất khó, đòi hỏi nhiều công phu tỉ mỉ, nhất là khâu cá đẻ trên vỉ, người nuôi phải hết sức chú ý đến nguồn nước, nhiệt độ, ánh sáng và độ pH ổn định trứng mới nở. Với quyết tâm cao, anh đã thành công ngay từ những lứa cá đầu và khách hàng rất tin tưởng. Ngoài cung cấp con giống anh còn nuôi cá chạch lấu thương phẩm để cung cấp cho khách hàng.

Để đạt năng suất chất lượng cao, lúc đầu anh tìm con giống tốt, giống khỏe mạnh. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, anh đã tuyển chọn được một đàn cá bố mẹ chất lượng, sẵn sàng cung cấp con giống cho khách hàng ở các tỉnh ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội (anh nói nơi nào có sân bay là anh có thể chuyển cá đến nơi) .

10-45-35_nh_trn_thnh_hung_dng_cho_dn_c_cnh_n
Anh Trần Văn Hùng chăm sóc cá cảnh
Theo anh, cá chạch lấu mỗi năm chỉ đẻ có hai lần vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch. Vào thời điểm này, mỗi tháng anh xuất đi được 400.000 con cá bột, giá mỗi con 350 đồng. Riêng loại cá có kích cỡ khá là 8.000 đồng/con.

Trước đây anh Hùng là Bí thư Chi đoàn ấp, nay là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp, một Đảng viên gương mẫu, nhiệm vụ nào anh cũng hoàn thành, luôn phát huy sức trẻ, lao động hết mình và đi đầu trong học tập, làm theo lời Bác Hồ dạy.

Từ hiệu quả lao động cần cù và sáng tạo, sau khi trừ hết các chi phí, bình quân mỗi tháng anh còn lãi trên 30 triệu đồng (gần 400 triệu đồng/năm). Với thành tích đó, anh Hùng đã được Ban Thường vụ Huyện đoàn Châu Thành chọn là một trong những mô hình phát triển kinh tế thanh niên tiêu biểu ở địa phương.

Ngoài ra, anh còn nhận được bằng khen của UBND tỉnh Hậu Giang về thành tích tiêu biểu trong phong trào sản xuất kinh doanh khởi nghiệp năm 2017.

Vinh dự nhất là bằng chứng nhận đạt giải thưởng Lương Định Của dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” có thành tích đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới. Mới đây anh được mời tham dự lễ tuyên dương những điển hình tiên tiến toàn quốc...

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất