| Hotline: 0983.970.780

Làm kem na

Thứ Tư 28/08/2019 , 09:14 (GMT+7)

Mùa này na chín. Đi chợ nào cũng thấy na. Na bày la liệt cả trong chợ và ngoài đường. Ở Hà Nội, người ta quẩy na đi khắp các phố để bán. Vào dịp lễ Vu lan, nhà nào cũng mua na để xếp lên bàn thờ…

Ảnh mang tính minh họa.

Na có hương vị đặc biệt, khó có loại quả nào sánh bằng. Khách nước ngoài khi lần đầu ăn na đều rất lúng túng vì vừa ăn vừa phải nhổ hạt liên tục. Thế nhưng chỉ ít lần là họ quen và mê ngay loại quả này.

Tôi còn nhớ, khoảng những năm 50-60 của thế kỷ trước, nhà tôi ở phố Yết Kiêu, gần ga Hàng Cỏ. Tại phố của tôi có một hiệu kem mang tên “Tiến Đạt”. Hiệu kem nhỏ thôi nhưng rất nổi tiếng vì họ làm kem hoa quả. Khách thường phải xếp hàng thì mới mua được kem. Nhiều khi họ làm không kịp, khách phải chờ hàng tiếng. Tuy nhiên, họ vẫn chờ, chờ để được thưởng thức những que kem hoa quả hấp dẫn. Hồi ấy, nổi tiếng nhất vẫn là kem na và kem mít.

Thế rồi chiến tranh ập đến. Người Hà Nội phải đi sơ tán khắp nơi, phố phường vắng lặng. Rất nhiều nhà hàng đóng cửa. Hiệu kem Tiến Đạt cũng ngừng sản xuất. Nhưng tới khi kết thúc chiến tranh cũng không thấy hiệu kem đó hoạt động trở lại. Nghe nói, ông bà chủ đã rời vào Nam. Từ đó, Hà Nội không thấy có kem hoa quả của Tiến Đạt nữa.

Cách làm kem hoa quả của ông bà Tiến Đạt cũng đơn giản. Tôi thấy họ bóc vỏ na rồi trà quả na lên rổ. Phần thịt quả sẽ rớt qua rổ để rơi vào chậu, còn phần hạt nằm lại trên rổ. Họ đưa phần thịt quả thu được vào pha trộn với bột và đường. Sau đó, chúng được đổ vào các khuôn kem và đưa vào máy làm lạnh. Thế là ta có kem na. Đơn giản như vậy nhưng ta đã có được những que kem rất hấp dẫn.

Đối với mít thì tôi thấy họ bóc múi mít rồi xé nhỏ. Sau đó cũng trộn chúng với bột và đường rồi cho vào khuôn. Cũng có thể, ông bà đã đưa thêm vani vào cây kem để tăng mùi thơm. Nhưng cách làm cũng chỉ đơn giản như vậy. Thế mà đã có thời, người Hà Nội lũ lượt kéo đến phố Yết Kiêu để chờ mong được thưởng thức món kem hoa quả…

Vậy, sao bây giờ không có kem na và kem các loại hoa quả khác? Ta không cần các loại kem đắt tiền bọc trong giấy thiếc mà hãy cứ sản xuất loại kem đơn giản như của ông bà Tiến Đạt để phục vụ cho nhân dân. Hy vọng sẽ có những cơ sở lưu ý tới hoạt động sản xuất này.

Chế biến hoa quả có vô vàn cách làm. Tại nhiều khách sạn, ta thấy bữa sáng người ta có mứt cam, mứt dâu để khách phết lên bánh mì. Vậy, sao không ai nghĩ tới việc làm mứt na? Na hoàn toàn có thể làm ra một loại mứt ngon lành mà lại đặc sắc cho hoa quả của nước ta.

Nhất là khi vào chính vụ, lượng na quá lớn nên không tiêu thụ kịp. Ta nên nghĩ tới việc chế biến na thành các loại sản phẩm mà có thể bảo quản lâu hơn. Chúng ta hy vọng Viện Cơ điện nông nghiệp (Bộ NN- PTNT) và các chuyên gia chế biến sẽ để tâm tới những hoạt động này. Dứa, trám, sấu, xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, vải, mơ, mít... đều mong được nâng tầm giá trị bằng các sản phẩm đã qua chế biến.

Người Trung Quốc đã mua quả trám xanh của chúng ta về để chế biến. Họ để nguyên quả trám và sao tẩm chua chua, ngọt ngọt. Sau đó bọc lại bằng giấy bóng kính để thành viên kẹo. Viên kẹo đó vẫn còn nguyên cái hạt ở trong. Thế mà, do hương vị đặc sắc nên nó vẫn đạt huy chương vàng trong một hội chợ tại Nhật Bản! Vì vậy, hàng trăm loại quả của Việt Nam rất cần được nâng tầm thông qua các hoạt động chế biến.

Việc nghiên cứu chế biến không nên chỉ dừng ở các viện nghiên cứu mà nên mở rộng cho các doanh nghiệp. Vào giai đoạn này, rất cần các doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư để có được các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và cả trên thế giới. Hy vọng, quả na và các loại hoa quả khác của chúng ta sẽ được chế biến sâu để vững vàng bước ra thị trường khắp thế giới.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm