| Hotline: 0983.970.780

Làm phim thiếu nhi quá khó, hay tình yêu trẻ thơ quá ít?

Thứ Ba 02/06/2020 , 05:35 (GMT+7)

Mùa hè năm nay không có phim thiếu nhi nào được công chiếu. Tất nhiên, ai cũng có thể đổ thừa do ảnh hưởng Covid-19, làm trở ngại lịch dàn dựng lẫn lịch phát hành.

Phim thiếu nhi đang là một ẩn số thị trường điện ảnh. Ảnh: TL.

Phim thiếu nhi đang là một ẩn số thị trường điện ảnh. Ảnh: TL.

Thế nhưng, thực tế cho thấy, hiện nay các dự án làm phim thiếu nhi đều rất ngập ngừng khi được đề cập với các đơn vị sản xuất.

Hầu hết những nhà điện ảnh đều cho rằng làm phim thiếu nhi rất khó. Nhất là khâu kịch bản, như thổ lộ của nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: “Muốn có phim thiếu nhi thì phải có kịch bản đề tài thiếu nhi bảo đảm chất lượng. Trên thực tế, đây là đề tài khó mà hầu hết các biên kịch đều... né.

Lý do là họ không chịu dấn thân, đầu tư tìm hiểu xem trẻ con thích gì, cần gì, nghĩ như thế nào và ứng xử ra sao với những tình huống cụ thể. Không hiểu trẻ, nếu cứ “ép uổng” ngòi bút của mình theo tư duy “buộc phải trẻ con hóa”, hệ quả là những kịch bản khiên cưỡng”. 

Kịch bản phim thiếu nhi vốn đã hiếm, muốn hay lại càng khó khăn. Viết kịch bản phim cho trẻ em không đơn giản như các đối tượng khán giả khác, vì viết kịch bản phim thiếu nhi đòi hỏi tác giả phải tìm được tiếng nói chung với trẻ em, đề tài phải gần gũi và tươi mới.

Trong khi đó, kịch bản phim cho thiếu nhi do những bậc phụ huynh “cưa sừng làm nghé” chấp bút thường bị cường điệu, nhân vật trong phim không phù hợp tâm lý lứa tuổi của đối tượng tiếp nhận. Không ít bộ phim thiếu nhi của Việt Nam vẫn nặng tính rao giảng, thích đưa ra các bài học đạo đức mà lại kém yếu tố hấp dẫn.

Một trở ngại nữa của phim thiếu nhi là tìm kiếm diễn viên nhí phù hợp. Đạo diễn Vũ Xuân Hưng nhận định: “Một nguyên nhân khiến các đạo diễn ngại làm phim thiếu nhi vì diễn viên của loại phim này hầu hết là nghiệp dư, đang ở độ tuổi đi học.

Chọn được diễn viên hợp vai, có khả năng diễn xuất tốt chưa chắc gia đình đồng ý, rồi còn phải tránh thời gian học tập...

Làm phim thiếu nhi, lượng phim quay tốn gấp nhiều lần so với phim người lớn với diễn viên chuyên nghiệp, trong khi kinh phí thì có hạn... Đạo diễn ngại, kịch bản lại chẳng có nên phim thiếu nhi mất hút là chuyện dễ hiểu”. 

Tương tự, đạo diễn Vũ Hồng Sơn từng làm bộ phim “Đội đặc nhiệm nhà C21” cũng thừa nhận ông ngừng làm phim mảng đề tài thiếu nhi vì những khó khăn không thể lường hết trong quá trình sản xuất phim: “Quản lý dàn diễn viên toàn trẻ con rất mệt, đấy là chưa kể đến việc phải sắp xếp để những diễn viên nhí vừa có thời gian đóng phim, vừa có thời gian đi học”.

Duy Anh là gương mặt diễn viên nhí được yêu thích hiện nay. Ảnh: TL.

Duy Anh là gương mặt diễn viên nhí được yêu thích hiện nay. Ảnh: TL.

Nhiều người trong giới làm phim vẫn còn mặn mà với sứ mệnh phục vụ khán giả nhí đều cho rằng, cơ quan quản lý văn hóa cần có cơ chế buộc các đài truyền hình phải dành thời lượng trình chiếu với tỉ lệ phim thiếu nhi Việt Nam nhất định. Đó không phải phim mua bản quyền từ nước ngoài, chuyển ngữ rồi phát lại.

Bởi lẽ, lực lượng sáng tác, ê-kíp tạo ra những phim thiếu nhi có chất lượng không thiếu, nhà sản xuất cũng sẽ tham gia nếu họ được sự hỗ trợ phù hợp từ nhà nước.

Nếu chỉ kêu gọi suông “hãy làm phim cho các em nhỏ”, mà đài truyền hình vẫn bán sóng cho các game show, vẫn áp dụng cơ chế tính toán thu tiền quảng cáo phim thiếu nhi theo kiểu phim truyện như hiện tại thì rất tình hình càng tồi tệ hơn.

Nhà phê bình điện ảnh Cát Vũ trăn trở: “Thiếu nhi là mầm non hôm nay nhưng là rường cột tương lai của đất nước.

Lẽ ra, các em phải được nuôi dưỡng từ vật chất lẫn tinh thần, thỏa mãn nhu cầu học tập, trau dồi kiến thức cho đến vui chơi, giải trí. Nhưng hiện nay, các em bị bỏ rơi ở mảng phim ảnh. Nhà sản xuất không mặn mà, cơ quan quản lý cũng chưa cải thiện được tình hình.

Ở các nước, người ta rất chú trọng các chương trình, phim cho thiếu nhi, chi tiền đầu tư để các nhà sản xuất thực hiện. Họ lồng ghép vào các phim, chương trình giải trí từ văn hóa bản địa cho đến các bài học giáo dục nhân cách để phục vụ khán giả nhí của mình”.

Phim thiếu nhi đang cần một cơ chế riêng để phát triển. Ảnh: TL.

Phim thiếu nhi đang cần một cơ chế riêng để phát triển. Ảnh: TL.

Đạo diễn Minh Chung, người đã có bộ phim “Kính vạn hoa” rất được thiếu nhi yêu thích, tiết lộ sự đam mê với dòng phim cổ tích: “Một bộ phim hiện đại qua thời gian có thể sẽ lỗi thời nhưng với cổ tích thì 20, 30 năm sau phim cũng xem được. 

Với tôi, việc trở lại với dòng phim cổ tích là cơ hội để tôi được làm cái trước đây mình không làm được. Có một số câu chuyện tôi đã làm phim rồi, bây giờ làm lại dĩ nhiên là phải khác trước, hiện đại và nhiều kỹ xảo hơn. 

Ví dụ trong phim “Ăn khế trả vàng” của 20 năm trước, con phượng hoàng tôi làm bằng mút xốp, giờ được vẽ bằng 3D nên thật và đẹp hơn. Dĩ nhiên mỗi phim tôi đều đưa con nít vào với mục đích kéo con nít vào xem. 

Tôi từng thực hiện phim có yếu tố thiếu nhi “Gia đình vui nhộn” có kịch bản nước ngoài và cảm thấy đây là phim thất bại của mình. Sự khác biệt về văn hóa khiến phim thiếu nhi chuyển thể khó mà hấp dẫn được Vì vậy làm phim cổ tích vẫn là chọn lựa số một cho thiếu nhi Việt Nam”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm