| Hotline: 0983.970.780

Lâm sản ngoài gỗ: Tiềm năng nhiều, khai thác chưa bao nhiêu

Thứ Ba 14/09/2010 , 10:41 (GMT+7)

Để nâng cao hiệu quả khai thác kinh tế từ rừng, vừa qua tại Lạng Sơn, Bộ NN- PTNT đã tổ chức hội thảo về các loại cây lâm sản ngoài gỗ.

Để nâng cao hiệu quả khai thác kinh tế từ rừng, vừa qua tại Lạng Sơn, Bộ NN- PTNT đã tổ chức hội thảo về các loại cây lâm sản ngoài gỗ. Những giống cây được xem xét, đánh giá ở đây phần lớn được trồng thử nghiệm nhiều năm và đã thành công tuy nhiên chưa có điều kiện để thực hiện nghiên cứu, đánh giá tổng kết trên diện rộng...

1. Trồng dẻ ghép - thu 100 triệu/ha/năm

Dẻ là cây quả khô, hạt có nhiều đường bột, giầu chất dinh dưỡng, dùng để ăn tươi và chế biến các loại thực phẩm cho người. Ở một số nước trên thế giới, từ lâu người ta trồng dẻ như một loại cây lương thực, có giá trị xuất khẩu…

Tổng sản lượng dẻ hàng năm trên toàn thế giới khoảng 90 vạn tấn. Mỗi năm Italia thu hoạch 16,6 vạn tấn, xuất khẩu 3,5 vạn tấn. Tại các nước Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc sản lượng dẻ cũng từ 3- 5 vạn tấn/năm. Ở Trung Quốc đã có 300 giống đưa vào sản xuất, trong đó có 50 giống đã thương mại hóa. Tính đến năm 2005, diện tích trồng dẻ của TQ đạt 1,25 triệu ha, bằng 1/3 diện tích dẻ thế giới. Chất lượng hạt dẻ TQ rất tốt, hàm lượng đường và tinh bột 63-67%, protein 5,7-10,7%, chất béo ít chỉ khoảng 2-7%.

Năm 1999, Cty CP Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc đã tiến hành nhập một số giống dẻ có nhiều đặc tính ưu việt của Trung Quốc như dẻ 2 vụ, Dẻ nông đại 1, Cửu gia chủng… trồng khảo nghiệm tại Lạng Sơn. Sau khi ghép với gốc dẻ Trùng Khánh – Cao Bằng, giống Cửu gia chủng đã cho nhiều kết quả khả quan.

Thực sinh cây dẻ ăn quả phải từ 8-10 năm mới có quả bói. Tuy nhiên đối với giống dẻ ghép ở Lạng Sơn chỉ sau 3 năm đã có quả năng suất từ 3-5 kg/cây, các năm sau năng suất tăng dần và sẽ ổn định khoảng 12-15 kg ở năm thứ 6, lâu hơn nữa cây có thể đạt 20 kg/năm. Hạt dẻ thu được từ giống dẻ ghép ở Lạng Sơn kích thước trung bình rất lớn, trọng lượng 12-16 gam/hạt, thậm chí đạt 20 gam/hạt, có mầu vàng tươi, ăn thơm, bùi hơn dẻ Trung Quốc. Giống dẻ này có dạng thấp và cũng chín sớm hơn dẻ Trùng Khánh trên một tháng.  Với giá bán tại Lạng Sơn những năm qua trung bình 30.000 đồng/kg mà năng suất trung bình đạt được 2.800 – 3.600 kg/ha thì hiệu quả kinh tế tương đương 84 triệu – 108 triệu đồng/ha/năm.

Bà Chu Thúy Sung, xã Quảng Lạc, TP Lạng Sơn là người dân đầu tiên trồng thử giống dẻ lai của Cty CP Giống Lâm nghiệp vùng Đông Bắc cho biết gia đình bà bắt đầu đưa cây dẻ vào năm 2003. Thấy dẻ phát triển nhanh, chỉ sau 2 năm đã bói quả nên gia đình tiếp tục nhân rộng lên tới 3 ha, trung bình mỗi ha trồng khoảng 300 cây. Ba năm trở lại đây, những cây trồng đầu tiên đã cho năng suất bình quân 11-12 kg/cây.

Về thị trường đầu ra thì bà Sung hoàn toàn không phải lo nghĩ bởi phần lớn đều được đặt hàng từ trước. Vào mùa chỉ việc thu hoạch và phân loại hạt rồi thương lái sẽ tới cân dẻ ngay tại vườn. Dẻ chín bán 50.000 đồng/kg, dẻ xanh bán 25.000 đồng/kg. Khoảng 4 năm trở lại đây, năm nào bà Sung cũng có trên trăm triệu tiền dẻ, chi phí chăm sóc cho 3 ha cây dẻ chưa đến 10 triệu đồng/năm. Khoản thu nhập này sẽ lớn dần lên khi cây dẻ bước vào thời kì nở rộ, độ tuổi 12 – 40, lúc ấy mỗi cây có thể cho thu hoạch từ 20- 22 kg hạt.

Hiện một số giống dẻ mới đã được trồng thử nghiệm tại Lạng Sơn, Bắc Kạn, Yên Bái… tuy nhiên mới thực sự thành công ở Lạng Sơn. Tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cây được trồng làm 2 đợt. Lần 1 cây sống khỏe và bắt đầu cho hạt. Lần 2 cây chết hết do trồng sai thời vụ.

Ở Yên Bái, cây dẻ xanh tốt nhưng không đậu quả. Trường hợp này theo bà Chu Thúy Sung, có thể tương tự như đã xảy ra đối với vườn dẻ của bà tại Lạng Sơn. Cành chồi dẻ gốc phát triển quá nhanh làm suy yếu cành mẹ lai ghép, khiến cây không thể đậu quả. Để khắc phục bà Sung phải lưu ý chặt bỏ các cành dẻ gốc, để cây tập trung nuôi dẻ ghép.

Như vậy, vườn trồng dẻ chỉ phải đầu tư một lần mà có thể thu hoạch liên tục trong vòng 30 năm. Cây dẻ ăn quả có tính chống chịu cao, ít sâu bệnh, qua thực tế trồng hàng chục năm tại Lạng Sơn nhưng chưa thấy sâu bệnh, ngoài bọ cánh cứng ăn lá vào 1-2 năm đầu, từ năm thứ 3 trở đi không xuất hiện. Hơn nữa, do có phổ thích nghi nhiệt độ rộng, nên cây dẻ sinh trưởng phát triển ổn định, không bị mất mùa theo chu kì như các loại cây ăn quả khác.

Bộ rễ dẻ rất khỏe, chịu được độ dốc trên 20 độ, có thể sinh trưởng tốt trên đất nghèo kiệt, mùa đông khô hạn nên rất thích hợp cho vùng miền núi. Dẻ sinh trưởng tốt nhất ở nơi có độ pH của đất từ 4.5-7.5. Với đất xốp, tầng đất sâu, rễ dẻ phát triển mạnh. Tuy nhiên do dẻ ưa khô, chịu hạn, yêu cầu về nước rất ít nên ở các vùng nóng ấm, có mưa xuân kéo dài việc thụ phấn sẽ bị ảnh hưởng, vào vụ thu gặp hạn cũng có thể gây hiện tượng “đấu rỗng”. Trước khi quả chín gặp mưa nhiều cũng gây rụng quả, giảm chất lượng quả. Vì vậy ở nơi gặp hạn nếu có điều kiện thì nên tưới ẩm, vào mùa mưa chú ý tiêu nước, không để úng nước gây thối rễ.

Dẻ ghép là loại cây ưa nắng, có yêu cầu cao về ánh sáng. Nếu đủ ánh sáng, tán cây phát triển trong điều kiện thông thoáng, chồi hoa có chất lượng tốt, năng suất mới cao. Ngược lại nếu trồng quá dày, cành lá dày đặc cường độ chiếu sáng của cây ở phần gốc và bên trong tán ít hơn phần ngọn 30% sẽ làm cho sự sinh trưởng của cành khó khăn, dễ gây nên hiện tượng suy tàn, khô héo ở phần giữa và gốc tán. Do đó, chỉ nên trồng dẻ với mật độ 600 cây/ha. (Còn nữa)

Xem thêm
Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm