| Hotline: 0983.970.780

Rừng đặc dụng Hương Sơn chỉ phát hiện 5 cá thể voọc mông trắng

Thứ Sáu 05/04/2024 , 10:39 (GMT+7)

Rừng đặc dụng Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) rộng 3.497ha, là nơi có chùa Hương mỗi năm đón hơn 1 triệu lượt du khách.

Voọc mông trắng ở rừng Hương Sơn. Ảnh: Sở NN-PTNT Hà Nội.

Voọc mông trắng ở rừng Hương Sơn. Ảnh: Sở NN-PTNT Hà Nội.

Theo kết quả điều tra, đánh giá các loài động, thực vật hoang dã có nguồn gen quý hiếm tại rừng đặc dụng Hương Sơn giai đoạn năm 2022-2023, phát hiện 4 loài linh trưởng, trong đó có 5 cá thể voọc mông trắng - loài đặc hữu, chỉ phân bố tự nhiên ở Việt Nam, đồng thời nằm trong danh sách các loài bị đe dọa cực kỳ nguy cấp của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế.

Ở rừng đặc dụng Hương Sơn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và voọc mông trắng nói riêng, như có trên 500 hộ dân sinh sống, canh tác; Tác động của cả triệu du khách mỗi năm đến chùa Hương tham quan để lại một số lượng rác thải khổng lồ, khó xử lý. 

Trước tình trạng cực kỳ nguy cấp của loài voọc mông trắng ở rừng đặc dụng Hương Sơn hiện nay, rất cần có cuộc điều tra quy mô lớn nhằm đánh giá chi tiết tình hình phát triển của bầy cũng như các mối đe dọa từ đó đề xuất biện pháp bảo tồn kết hợp giữa 3 tỉnh, thành giáp ranh gồm Hà Nội - Hà Nam - Hòa Bình; Cần xây dựng phương án chi tiết quy hoạch, bảo tồn và thành lập các tổ bảo vệ chuyên trách cho loài động vật quý hiếm này.

Xem thêm
Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm