| Hotline: 0983.970.780

Nơi có hơn 300ha chè cổ thụ trên 100 năm tuổi

Thứ Hai 04/03/2024 , 06:15 (GMT+7)

Trên địa bàn xã Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái) hiện có trên 500ha chè shan tuyết đang được thu hái ổn định, trong đó có hơn 300ha chè trên 100 năm tuổi.

Nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) không chỉ được biết đến với khí hậu trong lành mát mẻ mà còn là nơi có những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Những cây chè cổ thụ ở Suối Giàng luôn gắn liền với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực và là nét văn hóa độc đáo, riêng biệt của đồng bào dân tộc Mông.

Xã Suối Giàng có tới 98% dân số là người Mông. Nghề hái chè và sản xuất chè đã được bà con nơi đây lưu truyền, gìn giữ từ đời này qua đời khác. Những năm qua, để được cây chè shan tuyết và trở thành thương hiệu, đồng bào Mông nơi đây đã quảng bá thương hiệu chè bằng cách kết hợp giữa văn hóa chè, văn hóa bản địa với phát triển du lịch.

Giá trị của cây chè shan tuyết cổ thụ ở Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một loại đồ uống mà nó còn mang theo cả dư vị về thời gian, những tinh túy của đất rừng, thiên nhiên và người Mông nơi đây.

Giá trị của cây chè shan tuyết cổ thụ ở Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một loại đồ uống mà nó còn mang theo cả dư vị về thời gian, những tinh túy của đất rừng, thiên nhiên và người Mông nơi đây.

Xã Suối Giàng đã bước đầu áp dụng chuyển đổi số vào phát triển du lịch. Bởi vậy, thương hiệu 'Chè Suối Giàng' ngày càng được vươn xa trong và ngoài nước, giúp đồng bào Mông nơi đây làm giàu với nguồn tài nguyên vô giá này.

Xã Suối Giàng đã bước đầu áp dụng chuyển đổi số vào phát triển du lịch. Bởi vậy, thương hiệu "Chè Suối Giàng" ngày càng được vươn xa trong và ngoài nước, giúp đồng bào Mông nơi đây làm giàu với nguồn tài nguyên vô giá này.

Lễ tôn vinh cây chè được đồng bào Mông ở Suối Giàng tổ chức vào giữa thu hoặc đầu xuân theo nghi lễ truyền thống để cảm tạ trời đất, cảm tạ cây chè shan.

Lễ tôn vinh cây chè được đồng bào Mông ở Suối Giàng tổ chức vào giữa thu hoặc đầu xuân theo nghi lễ truyền thống để cảm tạ trời đất, cảm tạ cây chè shan.

Trên địa bàn xã Suối Giàng hiện có trên 500ha chè shan tuyết đang được thu hái ổn định, trong đó có hơn 300ha là những cây chè trên 100 năm tuổi với năng suất khoảng 620 tấn búp chè tươi/năm, giúp người dân có thu nhập từ 12 - 15 tỷ đồng/năm.

Trên địa bàn xã Suối Giàng hiện có trên 500ha chè shan tuyết đang được thu hái ổn định, trong đó có hơn 300ha là những cây chè trên 100 năm tuổi với năng suất khoảng 620 tấn búp chè tươi/năm, giúp người dân có thu nhập từ 12 - 15 tỷ đồng/năm.

Chè Suối Giàng không chỉ là những thân cây chè to mà điều làm nên huyền thoại Suối Giàng chính là tên gọi 'Shan tuyết' riêng có. Shan - theo nhiều người chỉ là cách đọc của 'Sơn' - là núi, tức là chè được nuôi dưỡng bằng tất cả tinh túy của trời đất, được ngậm tuyết của vùng non cao.

Chè Suối Giàng không chỉ là những thân cây chè to mà điều làm nên huyền thoại Suối Giàng chính là tên gọi “Shan tuyết” riêng có. Shan - theo nhiều người chỉ là cách đọc của “Sơn” - là núi, tức là chè được nuôi dưỡng bằng tất cả tinh túy của trời đất, được ngậm tuyết của vùng non cao.

Búp chè shan tuyết có lông tuyết nên gọi là chè tuyết. Khác với các loại chè khác, khi sao khô lông tơ trắng ra như bám một lớp tuyết trên búp chè. Để nâng cao giá trị của cây chè shan tuyết, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP từ chè shan tuyết.

Búp chè shan tuyết có lông tuyết nên gọi là chè tuyết. Khác với các loại chè khác, khi sao khô lông tơ trắng ra như bám một lớp tuyết trên búp chè. Để nâng cao giá trị của cây chè shan tuyết, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP từ chè shan tuyết.

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã liên kết với người dân, các HTX để bao tiêu sản phẩm chè shan tuyết. Qua đó, tạo môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đẩy nhanh quá trình xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng.

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã liên kết với người dân, các HTX để bao tiêu sản phẩm chè shan tuyết. Qua đó, tạo môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đẩy nhanh quá trình xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng.

Xem thêm
Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm