| Hotline: 0983.970.780

Làm sao hạn chế nhện đỏ hại cam, quýt?

Thứ Sáu 05/04/2013 , 12:36 (GMT+7)

Nhện gây hại bằng cách cả trưởng thành và nhện non tập trung ở mặt dưới của búp lá non, lá bánh tẻ, nụ hoa, cuống hoa, vỏ trái non... chích hút nhựa của những bộ phận này.

Hỏi: Cam quýt ở vùng chúng tôi, gần đây không rõ tại sao có nhiều lá bánh tẻ và lá non bị biến dạng phồng rộp lên như bánh tráng, phiến lá biến thành mầu vàng xanh loang lổ, quan sát kỹ thấy ở mặt dưới lá có những con vật nhỏ li ti như con mạt gà, mầu hồng, mầu đỏ... bò lăng xăng. Xin cho biết đây là chứng bệnh gì, cách chữa trị?

Lê Văn Tuyển và một số bà con ở Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Trả lời: Qua mô tả, chúng tôi cho rằng triệu chứng xuất hiện trên cây cam, quýt ở chỗ các bạn là do con nhện đỏ gây ra.

Nhện gây hại bằng cách cả trưởng thành và nhện non tập trung ở mặt dưới của búp lá non, lá bánh tẻ, nụ hoa, cuống hoa, vỏ trái non... chích hút nhựa của những bộ phận này. Chỗ nào bị chúng hút nhựa thì biến dần thành mầu vàng, làm cho lá có mầu vàng xanh loang lổ, phiến lá bị biến dạng cong queo. Nếu nặng, cây sẽ còi cọc, nụ hoa có thể bị rụng, trái bị hiện tượng da cám, khô nước, ăn rất lạt.

(Thông tin chi tiết mời quý vị độc giả theo dõi trên Báo NNVN số 69 ra ngày 05/04/2013)

Xem thêm
Tái đàn heo theo hướng tập trung và an toàn sinh học

ĐỒNG THÁP Huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang tập trung phát triển ngành nuôi heo tập trung quy mô trang trại lớn, hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

Số người đến tiêm phòng dại tăng gần 1.000 lượt, Vĩnh Long báo động

Tỉnh Vĩnh Long ghi nhận, từ đầu năm đến nay có 8.280 lượt người bị chó, mèo cắn đến tiêm vacxin phòng bệnh dại, tăng 915 lượt so với cùng kỳ năm 2023 (7.365 lượt).

Ứng dụng công nghệ, gọi tôm cá về đồng ruộng

QUẢNG BÌNH Ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ không chỉ giúp giảm chi phí, lợi nhuận tăng cao mà môi trường sinh thái đồng ruộng được phục hồi.