| Hotline: 0983.970.780

Làm việc ở Nhật Bản: Lương 20 triệu đồng/người/tháng

Thứ Hai 04/07/2011 , 10:29 (GMT+7)

Nhật Bản vẫn đang là thị trường lao động hấp dẫn đối với người lao động bởi nhu cầu cần nhiều và mức lương khá cao.

Ngay sau trận thảm họa sóng thần tại Nhật Bản, có hàng ngàn gia đình có con em đang theo học hay đang làm việc tại đây đã xin nhà nước tạo điều kiện cho về nước vì lo ngại ảnh hưởng đến tính mạng.

Vừa kết thúc chuyến công tác tại đất nước mặt trời mọc này, trao đổi với NNVN cuối tuần trước, ông Lê Văn Thanh, Cục phó Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, đây vẫn đang là thị trường lao động hấp dẫn đối với người lao động bởi nhu cầu cần nhiều và mức lương khá cao.

Sướng không muốn về

Phó cục trưởng Thanh nói tiếp: ngay sau thảm họa động đất mạnh 8,9 độ Richter xảy ra ở miền bắc Nhật Bản cách thủ đô Tokyo 400 km ở độ sâu 20 dặm (32 km) đã gây thiệt hại lớn và gây ra sóng thần quanh Thái Bình Dương và sau đó dẫn đến sự cố ở nhà máy điện nguyên tử ở Fukushima, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chỉ đạo Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản liên hệ với các nghiệp đoàn/xí nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp phái cử tại Nhật Bản để nắm tình hình tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam tại những địa phương, khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất, sóng thần.

Bên cạnh đó, Cục đã yêu cầu các doanh nghiệp đưa TNS sang Nhật Bản phối hợp chặt chẽ với các nghiệp đoàn và xí nghiệp kiểm tra lại vị trí nơi TNS đang ở để sơ tán khỏi khu vực đó nếu mức phóng xạ vượt quá mức cho phép và thông báo rõ cho TNS biết cách phòng tránh. Vì vậy, dù có sự cố nhưng toàn bộ TNS Việt Nam đều an toàn và làm việc bình thường, không có trường hợp nào tự ý bỏ về nước. Thậm chí có nhiều TNS còn tình nguyện làm thêm giờ để góp tiền ủng hộ những nạn nhân của trận động đất, sóng thần. Hiện nay, số lượng hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc tại Nhật Bản đăng ký tại Cục tăng cao so với trước. Các doanh nghiệp phái cử cũng cho biết họ ký kết được nhiều đơn hàng với các điều khoản có lợi cho người lao động.

Đang làm việc ở mức lương cao (xấp xỉ 20 triệu đồng/tháng/người) lại phải về nước nên có đến 30% TNS bỏ trốn không về nước khi hết hạn hợp đồng lao động. Nhất là khi Nhật Bản áp dụng cơ chế, yêu cầu các chủ sử dụng lao động nước ngoài không nhận tiền đặt cọc của TNS (kể từ ngày 1/7/2010). Tuy nhiên, theo đại diện Cục quản lý lao động ngoài nước, tình trạng bỏ trốn sẽ hạn chế trong thời gian tới bởi Cục đã yêu cầu các Cty phái cử và doanh nghiệp tiếp nhận thít chặt ngay từ khâu tuyển và đảm bảo các chế độ tốt nhất cho người lao động.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ mạnh tay hơn trong việc kiểm soát người lao động nước ngoài đang làm việc tại đây, nếu TNS bỏ trốn bị bắt được sẽ trục xuất ngay về nước. “Việt Nam cũng cần tính đến chuyện tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận TNS về nước “cống hiến” kèm lẫn mức lương khá thì cũng sẽ hạn chế được tình trạng bỏ trốn này” - Phó cục trưởng Thanh nói thêm.

Y tá, hộ lý được xuất ngoại

Nhắc lại những điều kiện để có thể sang Nhật Bản làm việc, đại diện Cục quản lý lao động ngoài nước cho hay, Nhật Bản không nhận lao động nước ngoài tay nghề thấp vào làm việc, mà chỉ tiếp nhận lao động thực tập, nâng cao tay nghề gọi là tu nghiệp sinh. Từ năm 1992, Việt Nam đã đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản làm việc, đồng thời ban hành Nghị định số 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài với nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo và tăng cường công tác quản lý tu nghiệp sinh tại Nhật thì số lượng TNS đưa đi hàng năm đã tăng rõ rệt.

Ngoài việc thông qua các doanh nghiệp dịch vụ, từ năm 2005, Việt Nam còn hợp tác với Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) đưa TNS Việt Nam sang Nhật Bản theo hình thức phi lợi nhuận, người lao động không phải chi phí trước khi đi. Chương trình này đã giúp người lao động thuộc đối tượng chính sách, lao động thuộc các tỉnh có khó khăn được đi tu nghiệp tại Nhật Bản. Đến nay đã có trên 1.000 lao động các địa phương đi tu nghiệp theo chương trình này.

Cũng theo ông Thanh, hiện nay Cục đang tiếp tục bàn bạc, đàm phán với phía Nhật Bản để áp dụng chương trình đưa y tá, hộ lý VN đang làm việc trong các bệnh viện để sang làm việc tại đây. Đây sẽ là một lĩnh vực rất tiềm năng để các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam nghiên cứu, lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của Nhật. Riêng với Cục, ngoài chương trình TNS, sẽ có thêm nhiều chương trình cao cấp dành cho đối tượng là kỹ sư có vốn ngoại ngữ tốt để có thể làm việc độc lập ngay.

“Nhiều doanh nghiệp đau đầu khi không tuyển đủ lao động sang làm việc ở những thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan. Vậy, sang Nhật Bản càng khó khăn, làm sao có để tuyển bây giờ?”. Theo ông Thanh, sang Nhật Bản không hề khó tuyển mà chỉ yêu cầu trình độ cao hơn thôi, họ lại sang tận VN để tuyển trực tiếp nên cũng ảnh hưởng nhiều đến ý chí của người lao động. Khắt khe nhưng lại không yêu cầu tay nghề cao. Hiện nay, chi phí tối đa không được 1 tháng lương (khoảng 1.000 USD/người/tháng). Ngoài ra, có DN còn đưa ra mức thấp hơn nữa. Bên cạnh đó, vé máy bay, chỗ ở được hỗ trợ miễn phí toàn bộ.

+ Hiện nay, có khoảng 18.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản, riêng 6 tháng đầu năm 2011, có khoảng 3.000 TNS Việt Nam đang làm việc tại đất nước này.

Theo quy định, TNS Việt Nam chỉ được làm việc tại Nhật Bản 3 năm, nếu muốn quay lại, họ phải đi theo chương trình đào tạo nghề cao hơn, thậm chí trên đại học. Thu nhập bình quân của mỗi TNS khoảng 80.000 – 100.000 Yên/tháng, tương đương 900 - 1.000 USD/tháng. Hàng năm số tu nghiệp sinh của ta ở Nhật gửi về nước khoảng hơn 300 triệu USD Mỹ. Công việc đang cần lao động Việt Nam nhiều nhất là cơ khí, may mặc, điện tử, nông nghiệp, chế biến thủy sản.

+ Cũng theo ông Thanh, để cảnh giác một số trò lừa đảo của các Cty phái cử, người lao động phải tìm hiểu kỹ  thông tin Cty mình sẽ làm việc, có địa chỉ rõ ràng đồng thời tham khảo trực tiếp từ phía Cục về thông tin của các Cty này. Người lao động đừng thông qua cò mồi, trung gian bởi khi có sự cố, những đối tượng này không thể giải quyết được những quyền lợi có liên quan đến họ.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm