| Hotline: 0983.970.780

Lần đầu sản xuất nhân tạo thành công giống cá chạch lửa

Thứ Bảy 24/02/2024 , 16:40 (GMT+7)

CẦN THƠ Việc nghiên cứu cho đẻ nhân tạo thành công giống cá chạch lửa nhằm phục vụ xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tại ĐBSCL.

PGS.TS Phạm Thanh Liêm, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá chạch lửa đầu tiên tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

PGS.TS Phạm Thanh Liêm, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá chạch lửa đầu tiên tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 24/2, Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ) phối hợp với Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ tổ chức hội thảo công bố kết quả đề tài khoa học công nghệ "Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia)" được ký kết giữa Sở Khoa học Công nghệ TP Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ do PGS.TS Phạm Thanh Liêm, Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm đề tài.

Theo đánh giá kết quả nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục cá chạch lửa, qua 1 năm nuôi cá trong vèo lưới với diện tích 6m2, ban đầu cá bố mẹ thả nuôi từ 137 - 850gram/con, mật độ thả nuôi 1kg/m2 (4 con/kg), tỷ lệ đực và cái là 1:1. Thức ăn tự chế gồm 70 cá biển xay + 30 thức ăn công nghiệp (43% đạm). Cho ăn từ 3 - 5% so với khối lượng cá. Thời gian nuôi vỗ từ 4 - 9 tháng, cá đều đạt tỷ lệ thành thục, hệ số thành thục, đủ sức cho sinh sản.

Cá chạch lửa bố mẹ đang cho sinh sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cá chạch lửa bố mẹ đang cho sinh sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

PGS.TS Phạm Thanh Liêm cho biết: Cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi với thức ăn tươi sống (tép), có thể kích thích sinh sản từ tháng 7 đến tháng thứ 9. Kích thích sinh sản bằng HCG với tổng liều tiêm 7.000 UI/kg cá cái cho hiệu quả tốt nhất với đạt tỷ lệ rụng trứng 100% và tỷ lệ sống sau khi sinh sản.

Phôi phát triển trong khoảng 58 - 64 giờ (28 - 30°C), cá bột hấp thụ hết noãn hoàng vào ngày tuổi thứ 18 và bắt đầu ăn thức ăn ngoài vào ngày tuổi thứ 7. Ống tiêu hóa của cá chạch lửa phát triển hoàn chỉnh vào ngày tuổi thứ 12.

Theo PGS.TS Phạm Thanh Liêm, việc nghiên cứu cho đẻ nhân tạo thành công giống cá chạch lửa nhằm phục vụ xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chạch lửa với các biện pháp nuôi vỗ, là cơ sở khoa học trong kỹ thuật sản xuất giống tại ĐBSCL. Bên cạnh đó, còn cung cấp con giống cho người nuôi thương phẩm, góp phần làm phong phú, đa dạng giống loài thủy sản nuôi nước ngọt, đồng thời giúp bảo vệ nguồn lợi cá chạch lửa ngoài tự nhiên.

Cá chạch lửa thường có giá bán cao gấp 2 - 3 lần so với cá chạch đồng, cá nuôi lâu có thể đạt trong lượng từ 1,5 - 2kg/con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cá chạch lửa thường có giá bán cao gấp 2 - 3 lần so với cá chạch đồng, cá nuôi lâu có thể đạt trong lượng từ 1,5 - 2kg/con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, cá chạch lửa sống ngoài thiên nhiên rất ít, giá bán loài cá này thường cao hơn gấp 2 - 3 lần so với cá chạch đồng. Cá chạch lửa nuôi nhiều năm có thể đạt trong lượng từ 1,5 - 2kg/con, cá càng lớn càng có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, cá chạch lửa có thân hình đẹp, nhiều màu sắc bắt mắt trên cơ thể nên được phục vụ cho giới chơi cá cảnh rất phổ biến ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL, với giá bán từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng/con (tùy theo con lớn nhỏ và màu sắc).               

Xem thêm
Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm