| Hotline: 0983.970.780

Lan rộng những cánh đồng hội nhập ở ĐBSCL

Thứ Ba 20/02/2024 , 16:40 (GMT+7)

Ngày 20/2, Viện Lúa ĐBSCL phối hợp với Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) giới thiệu giải pháp Cánh đồng hội nhập cho vùng ĐBSCL trong vụ đông xuân 2023 - 2024.

Kế thừa những kết quả nghiên cứu mới nhất

Đứng trước xu thế hội nhập và nhu cầu ngày càng cao của sản xuất lúa gạo, đòi hỏi bà con nông dân phải thay đổi tập quán canh tác. Chính thức ra mắt vào tháng 1/2021, giải pháp Cánh đồng hội nhập đã được triển khai tại 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các địa phương và nông dân.

Giải pháp Cánh đồng hội nhập tạo cơ hội để nông dân thay đổi tập quán canh tác truyền thống, xây dựng cộng đồng, sản xuất quy mô đồng nhất, nâng cao giá trị hạt gạo. Ảnh: Kim Anh.

Giải pháp Cánh đồng hội nhập tạo cơ hội để nông dân thay đổi tập quán canh tác truyền thống, xây dựng cộng đồng, sản xuất quy mô đồng nhất, nâng cao giá trị hạt gạo. Ảnh: Kim Anh.

Một số điểm nhấn quan trọng trong giải pháp Cánh đồng hội nhập là thực hiện các quy trình giảm giống, nước, phân bón hóa học, giảm số lần phun thuốc, giảm tổn thất sau thu hoạch và cuối cùng là tiến đến giảm phát thải khí nhà kính, gia tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.

Viện Lúa ĐBSCL đã phối hợp với Công ty VFC xây dựng các mô hình Cánh đồng hội nhập trên 3 vùng sinh thái phù sa, mặn và phèn, trong các vụ hè thu 2021, thu đông 2021, đông xuân 2021 - 2022 và đông xuân 2023 - 2024.

Đặc biệt trong vụ đông xuân 2023 - 2024, giá lúa gạo tăng cao, việc áp dụng giải pháp Cánh đồng hội nhập giúp bà con giữ được năng suất, chất lượng, phù hợp với thị trường xuất khẩu và bán được giá cao.

TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL đánh giá, mô hình đã cung cấp một số giải pháp tiến bộ về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo giảm chi phí, an toàn và tăng lợi nhuận cho bà con nông dân.

Giải pháp hướng tới việc nghiên cứu, xây dựng những quy trình sản xuất lúa gạo theo hướng hội nhập. Trong đó, xác lập 3 mục tiêu cùng thực hiện với bà con nông dân là: Hiệu quả - An toàn - Lợi nhuận.

Cụ thể, giải pháp Cánh đồng hội nhập đã tăng cường đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất cho nông dân; giúp bà con vững vàng, chủ động tận dụng cơ hội trong sân chơi hội nhập. Song song đó, lan tỏa, chia sẻ giá trị chương trình đến với cộng đồng nông dân. Đồng thời, đồng hành với bà con nông dân xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và sẵn sàng hội nhập.

Cánh đồng hội nhập xác lập 3 mục tiêu cùng thực hiện với bà con nông dân là: Hiệu quả - An toàn - Lợi nhuận. Ảnh: Kim Anh.

Cánh đồng hội nhập xác lập 3 mục tiêu cùng thực hiện với bà con nông dân là: Hiệu quả - An toàn - Lợi nhuận. Ảnh: Kim Anh.

Ông Thạch kỳ vọng, giải pháp Cánh đồng hội nhập sẽ thúc đẩy sản xuất lúa vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng vào việc triển khai thành công Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Tham quan thực tế mô hình Cánh đồng hội nhập đang được triển khai tại Viện Lúa, ông Nguyễn Thành Duy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng nhận thấy đây là mô hình trồng lúa theo xu hướng của tương lai.

“Mô hình không chỉ đảm bảo các yếu tố về năng suất, chất lượng mà còn phù hợp để phát triển du lịch. Sóc Trăng mong muốn, thời gian tới Viện Lúa ĐBSCL và Công ty VFC sẽ cùng phối hợp với tỉnh để triển khai mô hình. Đồng thời, có sự kết nối chặt chẽ, tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất lúa gạo của địa phương để mang lại giá trị, thu nhập cao, bền vững, trước tiên cho doanh nghiệp sau đó giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập”, ông Duy nhấn mạnh.

Các kỹ thuật được tích hợp trong giải pháp Cánh đồng hội nhập có nguồn gốc từ nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới với các hoạt chất thế hệ mới, thiên nhiên... Qua đó, giúp bà con nông dân tạo ra sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng hơn.

Giải pháp cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu mới nhất về kỹ thuật canh tác lúa của Viện Lúa ĐBSCL, dựa theo Quy trình kỹ thuật phòng trừ dịch hại do Cục Bảo vệ thực vật ban hành và Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch lúa do Bộ NN-PTNT ban hành.

Ngoài ra, khi tham gia chương trình, những nông dân hội nhập cũng được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng để kịp thời nắm bắt, trang bị đầy đủ thông tin thị trường và tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Trải rộng các cánh đồng hội nhập ở đồng bằng

Theo ông Trương Công Cứ, Tổng Giám đốc Công ty VFC, thay đổi tập quán sản xuất truyền thống là xu thế tất yếu để sản xuất bền vững; trong hơn 3 năm qua VFC đã triển khai chương trình cánh đồng hội nhập, để cùng những nhà nông tiên tiến xây dựng các cánh đồng hội nhập, áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến… để chuyển giao và lan tỏa đến nông dân xung quanh.

Ông Trương Công Cứ, Tổng Giám đốc Công ty VFC mong muốn thông qua giải pháp Cánh đồng hội nhập, tạo tiền đề để bà con nông dân 'mắt thấy, tai nghe' và tin tưởng vào những giải pháp kỹ thuật đồng bộ. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trương Công Cứ, Tổng Giám đốc Công ty VFC mong muốn thông qua giải pháp Cánh đồng hội nhập, tạo tiền đề để bà con nông dân “mắt thấy, tai nghe” và tin tưởng vào những giải pháp kỹ thuật đồng bộ. Ảnh: Kim Anh.

Giai đoạn đầu vụ, dịch hại bùng phát nhiều nơi, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa, doanh nghiệp đã nhanh chóng tiếp cận và tổ chức nhiều hoạt động để chuyển giao kịp thời các sản phẩm hiệu quả giúp nông dân kiểm soát tốt dịch hại trong giai đoạn vừa qua. Mặt khác, đồng hành cùng Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu, đề xuất ra những giải pháp canh tác tiên tiến mới để ứng dụng trên các cánh đồng hội nhập. Trong đó, chú trọng các giải pháp quản lý dịch hại để đáp ứng yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu.

Để giúp nông dân quản lý sự phát triển của lúa cơi (hay còn gọi là lúa ma), giải pháp Cánh đồng hội nhập đã tìm ra được công thức mang lại hiệu quả nổi bật, đó là tích hợp giữa giải pháp canh tác và giải pháp hóa học. Theo đó, sau khi thu hoạch xong bà con nông dân vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp xác bã thực vật, rơm rạ và xử lý một lần để diệt hạt lúa cỏ tích lũy trên nền đất.

Mặt khác, việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác như giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón đặc biệt là phân đạm, lân, kali so với đối chứng (7 - 20% N, P2O5, K2O), bón phân cân đối theo nhu cầu cây lúa và quản lý dịch hại theo nguyên tắc 4 đúng trên các mô hình Cánh đồng hội nhập góp phần kiểm soát tốt các đối tượng dịch hại, tăng năng suất lúa so với đối chứng.

Hiệu quả rõ ràng nhất qua 4 vụ triển khai giải pháp, năng suất lúa bình quân tăng 8%, lợi nhuận tăng hơn 25%, chất lượng lúa đáp ứng được yêu cầu của từng nhóm sản phẩm, đảm bảo mức dư lượng cho phép.

Theo đánh giá của bà con nông dân và kết quả ghi nhận thực tế từ những mô hình đã triển khai, giải pháp Cánh đồng hội nhập giảm chi phí ban đầu, gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công lao động so với đối chứng. Từ đó, giảm chi phí đầu tư trong canh tác lúa, gia tăng thu nhập trên 8,8 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận tăng gấp 1,25% so với đối chứng, tương đương gần 14 triệu đồng/ha/năm.

Bà con nông dân vùng ĐBSCL phấn khởi, tích cực tham gia sản xuất lúa theo giải pháp Cánh đồng hội nhập. Ảnh: VFC.

Bà con nông dân vùng ĐBSCL phấn khởi, tích cực tham gia sản xuất lúa theo giải pháp Cánh đồng hội nhập. Ảnh: VFC.

Lãnh đạo Công ty VFC cũng bày tỏ, thông qua giải pháp Cánh đồng hội nhập, những “nông dân hội nhập” được chia sẻ nhiều hơn, tạo ra sự lan tỏa đối với nông dân xung quanh và từng bước ra toàn vùng ĐBSCL.

Đến nay, 500 cánh đồng hội nhập đã được xây dựng hầu khắp 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Những mô hình này là tiền đề để bà con nông dân “mắt thấy, tai nghe” và tin tưởng vào những giải pháp kỹ thuật đồng bộ sẽ tạo ra năng suất, chất lượng, sự an toàn về nông sản, góp phần gìn giữ môi trường, đáp ứng được yêu cầu về giảm phát thải khí nhà kính. Quan trọng hơn, bản thân nông dân sẽ chứng minh được giá trị của việc thay đổi.

Tháng 3/2021, Viện Lúa ĐBSCL và Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) đã ký kết hợp tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa trên Cánh đồng hội nhập.

Hoạt động này hướng đến mục tiêu xây dựng các quy trình sản xuất lúa theo hướng hiện đại, đáp ứng xu thế hội nhập và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm