| Hotline: 0983.970.780

Làng hoa kiểng lớn nhất Trà Vinh giảm sản lượng để tránh thua lỗ

Thứ Hai 15/01/2024 , 14:31 (GMT+7)

Dự đoán đầu ra không khả quan cùng thời tiết bất lợi, giá đầu vào tăng, nông dân tại làng nghề hoa kiểng Vĩnh Yên đã chủ động giảm sản lượng để tránh thua lỗ.

Năm nay, tại làng nghề hoa kiểng Vĩnh Yên, xã Long Đức, TP. Trà Vinh dự kiến sản lượng giảm khoảng 50.000 giỏ hoa Tết các loại. Ảnh: Hồ Thảo.

Năm nay, tại làng nghề hoa kiểng Vĩnh Yên, xã Long Đức, TP. Trà Vinh dự kiến sản lượng giảm khoảng 50.000 giỏ hoa Tết các loại. Ảnh: Hồ Thảo.

Làng nghề hoa kiểng Vĩnh Yên, thuộc xã Long Đức, TP. Trà Vinh nằm dọc theo con sông Tiền nên có vị trí thuận lợi cho việc giao thương với các khu vực lân cận. Tuy nhiên, thời điểm này tâm trạng nông dân khá lo lắng bởi tín hiệu thị trường không mấy khả quan, cùng với đó thời tiết bất lợi và giá cả đầu vào cũng tăng so với năm trước.

Nông dân Nguyễn Văn Lực ở ấp Vĩnh Yên cho biết, năm nay ông đã giảm số lượng gieo trồng xuống còn khoảng 1.500 chậu hoa các loại, ít hơn gần một nửa so với mọi năm bởi rút kinh nghiệm từ năm trước, tình trạng dội chợ làm ông lỗ tiền thuê mặt bằng bán hoa.

Ông Lực nhận định, hiện kinh tế đang khó khăn và tình trạng thất nghiệp tăng nên việc trưng hoa có thể giảm đi. Cùng với đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề phần lớn tập trung trong tỉnh nhưng đa số các huyện làm nghề nuôi trồng thủy sản chiếm phần lớn. Do giá tôm và cá hiện khá thấp, dẫn đến việc tiêu thụ hoa của người dân cũng giảm theo.

"Hàng năm, vào thời điểm này, các thương lái thường bắt đầu liên lạc hỏi thăm, nhưng năm nay chưa thấy rục rịch gì. Hy vọng giá cả sẽ ổn định hơn năm trước, còn nếu không, huề vốn cũng được", ông Lực lo lắng.

 Nhân công đang tỉa nhánh cho cây, được thuê với giá 200 ngàn đồng/ngày. Ảnh: Hồ Thảo.

 Nhân công đang tỉa nhánh cho cây, được thuê với giá 200 ngàn đồng/ngày. Ảnh: Hồ Thảo.

Bên cạnh tín hiệu thị trường trầm lắng thì thời tiết thất thường cùng giá vật tư đầu vào tăng cũng là nỗi trăn trở của nhiều nông dân trong năm qua.

Như trường hợp của lão nông Nguyễn Hoàng Hôn (ngụ cùng khu vực) trồng được 4.000 giỏ hoa Tết các loại, nhưng do thời tiết nắng nóng dẫn đến hoa cúc Đài Loan có dấu hiệu trổ bông sớm hơn kế hoạch. Gia đình ông phải thuê nhân công cắt, tỉa... để xử lý cho cây nở bông đúng ngày bán.

Cùng với nỗi cực nhọc là tâm trạng lo lắng bởi giá vật tư đầu vào từ cây giống, chậu kiểng, mùn cưa, phân bón, thuốc BVTV, thuê mướn nhân công mỗi thứ tăng một chút làm chi phí đầu tư đội lên khoảng 10% khiến lão nông “đứng ngồi không yên" chờ đợi giá thị trường.

Đa số nông dân trồng hoa Tết tại Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre… hàng năm vào khoảng từ 15 - 20 tháng Chạp thương lái bắt đầu thu mua và định giá dựa vào nhu cầu của thị trường.

Theo UBND xã Long Đức, làng nghề hoa kiểng Vĩnh Yên được xem là lớn nhất tỉnh Trà Vinh với hơn 130 hộ trồng hoa trên diện tích chuyên canh khoảng 20ha, đa dạng với nhiều loại hoa phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.

Sản lượng dự kiến của làng nghề năm nay khoảng 260.000 giỏ hoa kiểng, giảm 50.000 giỏ so với năm trước. Việc bố trí lô sạp bán Tết cũng được UBND xã quan tâm thực hiện, hỗ trợ nông dân đăng ký và chuẩn bị mặt bằng.

Đồng thời, địa phương còn tạo điều kiện để nông dân kết nối với thương lái và mở rộng thị trường tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh...

Mặc dù tín hiệu thị trường không được tốt nông dân vẫn luôn lạc quan và hy vọng vụ mùa sẻ. Ảnh: Hồ Thảo.

Mặc dù tín hiệu thị trường không được tốt nông dân vẫn luôn lạc quan và hy vọng vụ mùa sẻ. Ảnh: Hồ Thảo.

Bà Thạch Thị Khone Thi, cán bộ nông nghiệp xã Long Đức cho biết, để bảo tồn làng nghề truyền thống ngành nông nghiệp tỉnh đã hỗ trợ nông dân vốn vay, giảm giá điện và tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng hoa áp dụng các phương pháp mới.

Hiện nay, ngoài các loài hoa truyền thống, nông dân đã tích cực thử nghiệm một số giống mới, nhằm đa dạng hóa và phong phú thêm về kiểu dáng, kích thước và màu sắc của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.