| Hotline: 0983.970.780

Làng mai rộn rã vào vụ

Thứ Năm 07/01/2016 , 06:35 (GMT+7)

Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng các làng mai ở xã Nhơn An (TX An Nhơn, Bình Định) đã rộn rã...

Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng các làng mai ở xã Nhơn An (TX An Nhơn, Bình Định) đã rộn rã đón xuân về. Nhà vườn đang tất bật chạy nước rút, vừa nhặt lá tháo cành, vừa tiếp các thương lái đến chọn mua, vừa đưa những chậu mai đã ngã giá xong lên xe tải để vận chuyển vào Nam…

Suốt hơn nửa tháng qua, các nẻo đường quê tấp nập xe tải tập trung về để chở mai. Đoạn đường nào xe không vào được thì những chậu mai được trung chuyển từ nhà vườn đến xe tải bằng những chiếc xe ba gác máy. Chủ nhà vườn ai nấy đều tất bật, hết điều hành nhân công lặt lá mai đến tiếp các thương lái đến xem mai, trả mua. Trong tiết trời se lạnh mà không khí ở các vườn mai cứ hừng hực.

Theo chủ các vườn mai, từ nửa tháng trước, các thương lái chuyên cung ứng mai xuân cho các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên đã tập trung về đây để “xem mắt” mai. Vườn nào “lọt vào mắt xanh” của các thương lái thì họ đặt tiền cọc. Hơn tuần qua bắt đầu đưa xe về vận chuyển mai.

Năm nay, làng mai Nhơn An đón nhiều thương lái từ các tỉnh phía Nam về mua mai lá đưa đi TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai… tiêu thụ. Đây được xem là thị trường tiêu thụ mai lớn nhất, chiếm 60 - 70% lượng mai của Nhơn An.

“Mai vàng đưa ra thị trường phía Bắc được lặt lá sớm, đến 20 tháng chạp, khi mai bung nụ thì mới bắt đầu được cho lên xe chở đi. Do ngoài Bắc khí hậu lạnh, mai chậm nở nên nhà vườn phải nhặt lá trước khi xuất bán. Ngược lại, mai đi vào thị trường miền Nam thì bán nguyên cây, còn để lá, cả cọc tre. Vào trong đó, dựa vào thời tiết người chơi chọn ngày lặt lá cho mai thì mới mong cây mai ra hoa đúng dịp Tết”, anh Nguyễn Văn Hùng (30 tuổi) ở thôn Thanh Liêm, người có 3.000 chậu mai sẽ xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, cho biết.

Điều đang làm người trồng mai đặc biệt vui là mới đầu mùa mà giá mai tăng cao hơn năm ngoái, hứa hẹn sẽ có được cái Tết ấm áp. Những chậu mai 4 - 5 năm tuổi được bán với giá 600.000 - 700.000 đ/chậu, tăng 150.000 - 200.000 đ/chậu so với năm ngoái. Đây cũng là mức giá hợp với túi tiền của người dân chơi mai tết.

08-08-50_3
Xe ba gác máy trung chuyển những chậu mai lá ra xe tải để chở về miền Nam

"Vườn mai nhà tôi có khoảng 3.000 chậu, khách hàng đã đặt mua một nửa. Hy vọng thời tiết từ giờ tới cuối năm mưa thuận gió hòa, được như vậy thì tui cầm chắc trong tay vài trăm triệu đồng”, anh Hùng nói.

Sức mua cũng khá hơn, dù mới đầu vụ mai tết nhưng nhiều nhà vườn đã bán 100 - 200 chậu, thu về 50 - 100 triệu đồng. Nhiều nhà vườn đã thu cả tỷ đồng tiền bán mai.

Mai Tết vào mùa là lúc nhân công thời vụ ăn theo nghề mai gia tăng. “Ở xã Nhơn An nhà nhà đều trồng mai, người trồng ít cũng vài trăm, trồng nhiều đến vài ngàn chậu... Tranh thủ vụ Tết, tui đi lặt lá thuê các vườn mai lớn, mỗi ngày làm 8 tiếng kiếm cũng được 100.000 - 120.000 đồng. Mai nhà mình để chồng con làm, tranh thủ trưa, tối tui về phụ lặt lá. Mai vườn bán để dành tiền lo cho con cái ăn học, tiền công lặt lá mai thuê mua sắm bánh trái lo 3 bữa Tết”, bà Lê Thị Liên (52 tuổi) ở thôn Háo Đức, bày tỏ.

Anh Nguyễn Văn Hùng ở thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An cho biết: Mới đầu vụ mà thương lái đã tập trung về nhiều để tìm mua hứa hẹn vụ Tết này cây mai sẽ "được ăn" mạnh. Đặc biệt là giá mai năm nay tiếp tục tăng so với những năm trước, cao hơn cả năm ngoái.

Không trồng mai chuyên nghiệp như các nhà vườn ở xã Nhơn An, nhưng năm nay anh Bảy Thanh ở khu vực Kim Châu, phường Bình Định (TX An Nhơn) cũng được các thương lái ở Tây Nguyên tìm đến vườn “nài” mua 20 chậu mai 5 - 7 năm tuổi với giá hơn 20 triệu đồng.

“Tui định gần Tết mới chở mấy chục chậu mai này xuống đường quốc lộ bày bán, nào ngờ thương lái đi xe mang biển số 81 tìm đến nhà mua, tui bán lấy tiền một thể cho khỏe”, anh Thanh nói.

Dự đoán, bắt đầu từ đầu tháng chạp trở đi thương lái sẽ đổ về các nhà vườn càng nhiều và mua sỉ với số lượng lớn.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm