| Hotline: 0983.970.780

Lãnh đạo Đài Loan bảo vệ lệnh nối lại nhập khẩu thịt lợn Mỹ

Thứ Bảy 26/12/2020 , 07:48 (GMT+7)

Bà Thái Anh Văn nói rằng, giờ đây "bối cảnh rất khác" nhằm đáp lại cáo buộc đạo đức giả nhắm vào mình, sau khi ra quyết định nối lại nhập khẩu thịt lợn Mỹ.

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: TWN

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: TWN

Tuyên bố của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn được đưa ra sau khi đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) hôm 24/12 đã bỏ phiếu thông qua quyết định trên, như là một sự tái khẳng định về sự đúng đắn của mình được đưa ra cách nay bốn tháng về việc dỡ bỏ lệnh cấm đối với các sản phẩm thịt lợn Mỹ bắt đầu từ năm tới.

Theo giới quan sát, việc chính quyền của bà Thái Anh Văn dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt từ Mỹ là một phần trong các nỗ lực hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do song phương với Mỹ.

Nguyên nhân khiến bà Thái Anh Văn bị chỉ trích là do trước đó, chính bà và đảng DPP vào các năm 2009 và 2012 cũng đã kịch liệt phản đối việc nhập khẩu thịt bò và thịt lợn của Mỹ. Do vậy phe đối lập đảng KMT đã bám vào đây để cáo buộc rằng, bà và đảng DPP đã thay đổi quan điểm về vấn đề này kể từ khi bà nhậm chức vào năm 2016.

Tuy nhiên, để bảo vệ quan điểm của mình, bà Thái Anh Văn giải thích rằng: Bối cảnh năm 2009 là rất khác khi nguy cơ dịch bệnh bò điên vẫn còn rất nghiêm trọng, vì vậy DPP đã nhất quyết kiểm soát chặt chẽ các đường biên giới và một hệ thống ghi nhãn thực phẩm rõ ràng.

Tương tự đến năm 2012, chính quyền thuộc đảng KMT khi đó muốn mở rộng khả năng tiếp cận thị trường đối với thịt lợn Mỹ được xử lý ractopamine trước khi tiêu chuẩn quốc tế về mức dư lượng an toàn được hoàn thiện, vì vậy chúng tôi không đồng ý.

Theo báo chí địa phương, ngay sau khi bà Thái Anh Văn ra quyết định tái nhập khẩu thịt từ Mỹ, nhiều nhà lãnh đạo phe đối lập Quốc dân đảng (KMT) đã chỉ trích và kêu gọi người dân biểu tình tẩy chay thịt lợn Mỹ vốn được cho là có chất tạo nạc (ractopamine). Thậm chí các nghị sĩ KMT đã phát động nhiều hoạt động chống ractopamine, bao gồm ngăn chặn các cuộc bỏ phiếu lập pháp, thúc đẩy các chính quyền địa phương cấm thịt lợn Mỹ trong bữa ăn trưa của trường học...

Các nhà lãnh đạo đảng đối lập KMT kêu gọi người biểu tình xuống đường phản đối lệnh tái nhập khẩu và tẩy chay thịt lợn của Mỹ hồi tháng trước vì có chất tạo nạc. Ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo đảng đối lập KMT kêu gọi người biểu tình xuống đường phản đối lệnh tái nhập khẩu và tẩy chay thịt lợn của Mỹ hồi tháng trước vì có chất tạo nạc. Ảnh: Reuters

Trước đó, vào cuối tháng 8, chính quyền của bà Thái Anh Văn và đảng DPP cầm quyền đã ra lệnh kể từ ngày 1/1/2021, sản phẩm thịt heo Mỹ có chất tạo nạc sẽ được phép nhập khẩu vào Đài Loan, bất chấp chất này đã bị cấm ở nhiều nước trên thế giới.

Tiếp đó, bà Thái Anh Văn cũng thông báo rằng nước này sẽ dỡ bỏ các lệnh hạn chế nhập khẩu đối với thịt bò Mỹ có tuổi đời từ 30 tháng tuổi trở lên và thịt lợn được xử lý bằng ractopamine, thuộc nhóm beta-agonist nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Bà Thái cho biết thêm, hiện nay các tiêu chuẩn quốc tế về sử dụng ractopamine đã có sự tiến triển và không có báo cáo nào ở Đài Loan liên quan đến các vấn đề sức khỏe do thịt bò Mỹ có chứa ractopamine gây ra.

“Bởi vậy bây giờ đã đến lúc xem xét lại lệnh cấm vì nền sản xuất thịt lợn địa phương đang chưa hồi phục kịp sau vài năm gián đoạn do dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên các biện pháp an toàn thực phẩm vẫn sẽ được duy trì để bảo vệ sức khỏe của mọi người dân", bà Thái tuyên bố.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.