| Hotline: 0983.970.780

Lãnh đạo Đài Loan ngầm chỉ trích Trung Quốc trong thông điệp năm mới

Thứ Hai 04/02/2019 , 16:23 (GMT+7)

Bà Thái Anh Văn ngầm cho rằng Trung Quốc thiếu tự do và dân chủ, đồng thời  bày tỏ ba điều mong ước cho người Hoa trên khắp thế giới.

Bà Thái Anh Văn phát biểu mừng năm mới âm lịch 2019 hôm 3/2. Ảnh: Facebook.

Trong bài phát biểu mừng năm mới âm lịch được đăng trên tài khoản mạng xã hội hôm 3/2, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định hòn đảo có thể duy trì truyền thống văn hóa và cam kết duy trì các giá trị tự do và dân chủ, theo Reuters. 

"Những người ở những nơi thiếu dân chủ có thể không hiểu cam kết này. Chúng tôi hy vọng người dân tộc Hoa trên khắp thế giới có thể trải nghiệm phúc lành này", bà Thái nói thêm, không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc. "Vì vậy, tôi muốn thực hiện ba điều ước năm mới cho người Hoa ở trong và ngoài nước. Tôi hy vọng các bạn có thể được sống trong dân chủ, tự do và thịnh vượng lâu dài".

Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào về thông điệp năm mới của lãnh đạo Đài Loan. Trong bài phát biểu mừng năm mới trước đó cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ gửi lời chúc mừng tới người dân trên hòn đảo.

Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ cần thống nhất, kể cả phải dùng đến vũ lực. Ông Tập liên tục gia tăng áp lực cho hòn đảo từ khi bà Thái, người không công nhận chính sách "Một Trung Quốc", lên nắm quyền năm 2016. Bà Thái nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nền dân chủ Đài Loan và chính quyền của bà cũng tự thực hiện cuộc cải cách dân chủ.

Trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm chính sách tan băng với Đài Loan tháng trước, ông Tập khẳng định việc trở về với Trung Quốc theo mô hình tương tự Hong Kong và Macau là phương án tốt nhất để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người dân Đài Loan. Đáp lại, bà Thái tuyên bố hòn đảo sẽ không chấp nhận mô hình chính trị "một quốc gia, hai chế độ" với Trung Quốc, đồng thời hối thúc Bắc Kinh thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân Đài Loan.

(vnexpress.net)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm