| Hotline: 0983.970.780

Lãnh đạo tỉnh ra văn bản khẩn phòng chống dịch bệnh đàn vật nuôi

Thứ Hai 23/05/2022 , 16:17 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động thực hiện các biện pháp kiểm tra, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Từ đầu năm đến nay, nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Đăng Lâm.

Từ đầu năm đến nay, nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Đăng Lâm.

Từ đầu năm 2022 đến nay, các loại dịch bệnh trên vật nuôi đang xảy ra ở nhiều địa phương tại tỉnh Quảng Ngãi. Đã có hàng ngàn con gia súc, gia cầm bị chết và tiêu hủy, gây thiệt hại không nhỏ cho nhiều hộ dân. Trong đó, các loại dịch bệnh chủ yếu vẫn là viêm da nổi cục trên trâu bò, dịch tả lợn Châu Phi cùng các loại cúm gia cầm.

Huyện Bình Sơn là địa phương bị ảnh hưởng lớn nhất do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh viêm da nổi cục. Bệnh này xuất hiện trên địa bàn bắt đầu từ tháng 2/2021. Dù chính quyền địa phương cũng lực lượng thú y đã khẩn trương khoanh vùng, khống chế, tuy nhiên, sau một thời gian lại xuất hiện một số ổ dịch mới.

Tính từ ngày 1/12/2021 đến nay, đã có 20/22 xã, thị trấn với 79 thôn và 478 hộ tại huyện này có gia súc mắc bệnh viêm da nổi cục. Tổng số bò có triệu chứng của bệnh là 533 con; 110 con đã chết và tiêu hủy với tổng số trọng lượng tiêu hủy 8.531kg.

Bà Đặng Thị Kết (trú xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn) cho biết, gia đình bà có 5 con bò, trong đó có 3 con mắc bệnh viêm da nổi cục đã được chữa khỏi. Mặc dù vậy, bệnh này cũng ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng vật nuôi. Sau thời gian mắc bệnh, những con bò này phát triển chậm, sức khỏe cũng yếu hơn.

“Nhằm đề phòng dịch bệnh gây thiệt hại cho đàn bò của gia đình, ngoài một số liều vacxin được hỗ trợ, gia đình tôi cũng chủ động mua và tiêm các loại vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục và lở mồm long móng. Đồng thời tôi cũng sử dụng các biện pháp phòng chống dịch khác như dùng vôi khử trùng chuồng trại, diệt ve ruồi mang mầm bệnh bằng hóa chất”, bà Kết nói.

Các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra ở tỉnh Quảng Ngãi khiến nhiều vật nuôi bị chết. Ảnh: Đăng Lâm.

Các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra ở tỉnh Quảng Ngãi khiến nhiều vật nuôi bị chết. Ảnh: Đăng Lâm.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đã và đang xảy ra nhiều địa phương. Trong đó, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã và đang xảy ra tại 834 cơ sở chăn nuôi tại 197 thôn thuộc 62/173 xã, phường, thị trấn của 7/13 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 913 con bê mắc bệnh làm chết 193 con/18,045kg.

Ngoài ra, bệnh dịch dịch tả lợn Châu phi đã xảy ra tại 19 cơ sở chăn nuôi tại 14 thôn, 12/173 xã, phường, thị trấn của 6/13 huyện, thị xã với tổng số chết và tiêu hủy là 337 con/15,155kg; bệnh cúm gia cầm xảy ra tại 2 hộ tại TP Quảng Ngãi và 1 hộ huyện Trà Bồng với tổng số vịt tiêu hủy bắt buộc là 4.625 con.

Theo ông Ngô Ngô Hữu Hạ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi, trước tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến khá phức tạp trên địa bàn tỉnh, đơn vị này đã tham mưu tất cả các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, Chi cục cũng triển khai công tác tiêm phòng vacxin, vệ sinh tiêu độc khử trùng và các biện pháp về chống dịch trên đàn gia súc; thường xuyên kiểm tra, quản lý về tình hình dịch bệnh.

“Đối với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò thì từ đầu năm đến này, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện tiêm gần 40.000 liều vacxin. Chúng tôi cũng đã cấp khoảng 45.000 liều vacxin phòng bệnh lở mồm long móng cho các điểm nóng, thường xuyên có vật nuôi mắc bệnh. Ngoài ra, Chi cục cũng cấp khoảng 300.000 liều vacxin cúm gia cầm và 10.000 lít hóa chất để tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng cho gia súc, gia cầm”, ông Hạ thông tin.

Tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Ảnh: Đăng Lâm.

Tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Ảnh: Đăng Lâm.

Mới đây, ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản về tăng cường công tác, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh này.

Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung vaccine phòng các dịch bệnh nguy hiểm như viêm da nổi cục, cúm gia cầm, lở mồm long móng, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vaccine; đặc biệt lưu ý đàn gia súc, gia cầm có nguy cơ cao, đã được tiêm vaccine nhưng sắp hết thời gian miễn dịch.

Đồng thời, chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng, đặc biệt quán triệt, yêu cầu thực hiện nghiêm việc báo cáo dịch bệnh động vật.

Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi, tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật tại các cơ sở nhập con giống, chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, buôn bán thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định, nhất là vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập tỉnh không rõ nguồn gốc, nhiễm bệnh.

Đồng thời, tổ chức hướng dẫn cho người chăn nuôi về biện pháp phòng, chống dịch, chăn nuôi an toàn sinh học; thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, xây dựng các chuỗi, vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Xem thêm
Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Vùng khó Kông Chro phát triển mạnh cây ăn quả đặc sản

GIA LAI Mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả đặc sản, nhiều hộ dân huyện Kông Chro đã nâng cao thu nhập gấp 2 - 3 lần trước đây.

C-Farm hái quả ngọt từ công nghệ tiên tiến

BÌNH DƯƠNG Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam, quýt và chiến lược thương mại điện tử bài bản, C-Farm đã tạo ra sản phẩm chất lượng và kênh tiêu thụ hiệu quả.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm