| Hotline: 0983.970.780

Lao động ở đồng bằng sông Cửu Long dồi dào nhưng doanh nghiệp khó tuyển

Chủ Nhật 10/10/2021 , 10:40 (GMT+7)

Nguồn lao động tại các tỉnh ĐBSCL đang dồi dào nhưng không đủ điều kiện đi làm nên các doanh nghiệp vẫn đăng tuyển dụng liên tục.

Chưa tiêm vacxin nên khó tuyển

Công ty TNHH Long Uyên là đơn vị chuyên thu mua, chế biến rau quả tươi xuất khẩu tại xã Kim Sơn, Châu Thành, Tiền Giang.

Giám đốc Võ Tuấn Huy cho biết: Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Từ khi tỉnh có chủ trương cho doanh nghiệp khôi phục hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”, công ty đã xây dựng phương án và hoạt động theo đúng theo phương án đến nay.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển lao động trở lại làm việc sau giãn cách. Ảnh minh họa

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển lao động trở lại làm việc sau giãn cách. Ảnh minh họa

Hiện nay, nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp khoảng 75% công suất so với bình thường. Tuy nhiên, theo chủ trương chung của tỉnh, các doanh nghiệp “3 tại chỗ” chỉ được hoạt động 50% công nhân. Tỉnh Tiền Giang cũng đã có phương án để các doanh nghiệp dần khôi phục sản xuất lên 70% và tiến tới bình thường trở lại. Do phần lớn nguồn lao động là người địa phương nên công ty đang vận động người lao động trở lại làm việc.

“Cho tuyển nhưng phải có kiểm soát, tức là tuyển vào khu cách ly để thực hiện “3 tại chỗ”. Mình bổ sung lao động từ người cũ của mình thôi, những người mà hồi trước dịch không thực hiện “3 tại chỗ” có nguyện vọng quay trở lại làm việc thời điểm này”, ông Võ Tuấn Huy chia sẻ.

Cũng theo ông Huy, hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến trái cây tại tỉnh Tiền Giang đang cần công nhân để khôi phục hoạt động trở lại. Tuy nhiên, khó khăn là phần lớn người lao động chưa được tiêm vacxin nên rất khó tuyển.

Mới đây, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang vừa đồng loạt ký tên gửi Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh về kế hoạch phục hồi sản xuất theo từng giai đoạn trong tình hình mới.

Theo cộng đồng doanh nghiệp Tiền Giang, số lượng công nhân tại các doanh nghiệp đã tiêm vacxin mũi 1 đã đạt từ 25 - 50%. Mặt khác, phương án sản xuất “3 tại chỗ” được Tiền Giang lấy làm trọng tâm đã được chứng minh không phù hợp với tình trạng chung, nhất là doanh nghiệp có đông công nhân lao động.

Chính vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang đã đề xuất đến Chủ tịch UBND tỉnh bảng kế hoạch phục hồi sản xuất trong tình hình mới theo từng giai đoạn. Theo đó, các doanh nghiệp đề xuất từ ngày 11/10, áp dụng phương án “1 cung đường 2 điểm đến cộng vacxin”.

Mỗi tỉnh chống dịch mỗi phách gây khó cho chuỗi sản xuất

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ở tỉnh Đồng Tháp, cho biết: Sau khi dịch đã được kiểm soát, các tỉnh bắt đầu nới lỏng giãn cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt đầu khởi động chạy để khôi phục sản xuất.

Đặc biệt nghề sản xuất cá tra xuất khẩu của Vĩnh Hoàn trong những tháng cuối năm có nhiều đơn hàng phải xuất đi vì vậy cần số lượng công nhân rất lớn để tập trung sản xuất mới đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, công ty cơ bản có gần 70 - 80% công nhân trở lại làm việc và luôn đảm bảo theo nguyên tắc 5K.

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản luôn có nhu cầu lớn về số lượng công nhân để duy trì ổn định sản xuất. Ảnh: Hoàng Vũ.

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản luôn có nhu cầu lớn về số lượng công nhân để duy trì ổn định sản xuất. Ảnh: Hoàng Vũ.

Do vậy, việc áp dụng quy định phòng, chống dịch theo cách riêng của từng địa phương đang gây khó khăn, ảnh hưởng lớn đến chuỗi sản xuất, thu hoạch, thu mua, vận chuyển, chế biến cá tra.

Nguyên nhân do vùng nuôi, nhà máy, công nhân trong công đoàn thu hoạch cá, hộ sản xuất cá giống, cán bộ kỹ thuật kiểm tra giống, công nhân sản xuất trong nhà máy… ở nhiều huyện, tỉnh khác nhau.

Nhưng các địa phương, chốt chặn lại áp dụng quy định giấy đi đường, xét nghiệm, quy định cách ly khác nhau làm khó khăn cho công nhân đến nhà máy làm việc.

Bà Khanh dẫn chứng, nhiều công nhân sau khi đi thu hoạch cá, xuống giống ở vùng khác về nhà lại bị cách ly, ảnh hưởng cuộc sống, sinh hoạt gia đình nên ngại tham gia.

Để phục hồi sản xuất ngành hàng cá tra, bà Trương Thị Lệ Khanh đề nghị các tỉnh ĐBSCL nghiên cứu cấp “thẻ xanh” cho công đoàn thu hoạch cá liên tỉnh, áp dụng công nghệ công nhận dữ liệu lịch sử kiểm tra giữa các địa phương. Cấp “thẻ xanh” cho công nhân liên tỉnh lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản.

Theo ông Đoàn Văn Sang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà máy chế biến nông sản Cát Tường (xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cho hay: Hiện công ty đã sẵn sàng thực hiện hoạt đông trở lại theo phương án "3 tại chỗ". Vừa qua, các ngành chức năng đã tới thẩm định phương án làm việc của doanh nghiệp để cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang chờ ý kiến của lãnh đạo địa phương.

Nguồn lao động ở ĐBSCL khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại khó kiếm được người đáp ứng tốt nhu cầu công việc nên liên tục tuyển chọn. Ảnh: Hoàng Vũ.

Nguồn lao động ở ĐBSCL khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại khó kiếm được người đáp ứng tốt nhu cầu công việc nên liên tục tuyển chọn. Ảnh: Hoàng Vũ.

Cũng theo ông Sang, hiện nay nếu thực hiện “3 tại chỗ” thì khó khăn ở lực lượng lao động nòng cốt, là những người có gia đình. Họ còn gia đình con cái nên không tham gia được.

“Mình bị thiếu hụt phần lớn những lao động như vậy. Lực lượng lao động nòng cốt là những người công ty đào tạo có tay nghề, kinh nghiệm. Dù dịch công ty không hoạt động cũng trả lương để duy trì người lao động ở lại với công ty. Do đó, chi phí cũng khá lớn, gánh nặng sức ép với doanh nghiệp cũng rất nhiều”, ông Sang chia sẻ.

Hiện mới có trên 50 người (tỷ lệ 30%) lao động làm việc tại công ty của ông Sang được tiêm vacxin mũi 1. Việc đi lại, nhất là giấy đi đường vẫn còn khó khăn nên lực lượng lao động cũng khó đáp ứng.

Đáng quan tâm, về phương án thực hiện, đối với người lao động ở bên ngoài địa bàn nơi doanh nghiệp đặt nhà máy, thì hàng ngày lao động đi làm bằng ô tô đưa rước công nhân, cố định điểm đón, trả công nhân và tuyến đường di chuyển (cam kết đúng lộ trình, không dừng đỗ dọc đường, trừ trường hợp bất khả kháng).

Đối với người lao động trú cùng địa bàn nơi doanh nghiệp đặt nhà máy, thì hàng ngày đi làm bằng phương tiện cá nhân, cố định tuyến đường di chuyển và cam kết đúng lộ trình, không dừng đỗ dọc đường.

Về quy mô lao động các doanh nghiệp đề xuất 3 giai đoạn để từng bước kiểm soát và phục hồi hoạt động. Về tổ chức xét nghiệm, cộng đồng doanh nghiệp đề xuất sẽ tự xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm xét nghiệm định kỳ (3 ngày/lần đối với test nhanh hoặc 7 ngày/lần đối với test RT-PCR) đối với lao động thường xuyên tiếp xúc bên ngoài.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết, hiện các doanh nghiệp nuôi tôm, cũng như chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn đã quay lại hoạt động sản xuất. Cái khó về nguồn lao động hiện nay chính là lượng vacxin để tiêm cho công nhân còn hạn chế. Điều nay sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp thực hiện mô hình “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến”. Vì hoạt động chế biến thủy sản cần tập trung đông người, môi trường lạnh khép kín, nếu không tiêm đủ 2 liều vacxin thì khâu phòng chóng dịch sẽ rất khó khăn.

Xem thêm
Doanh nghiệp nên quan tâm phòng hộ giá qua thị trường cà phê phái sinh

Chuyên gia của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đưa ra công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trước những biến động của giá cà phê hiện nay.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

HanoPhavico xứng danh người đồng hành tin cậy của các hộ chăn nuôi

HanoPhavico không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thay đổi tư duy chăn nuôi theo hướng khoa học, hiệu quả, bền vững.