| Hotline: 0983.970.780

'Lão hóa' hồ đập miền Trung: Giữ hồ chứa như giữ... trứng!

Thứ Hai 25/11/2019 , 08:42 (GMT+7)

Các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên đã bố trí lực lượng tại chỗ để theo dõi, vận hành theo phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn công trình và hạ du hồ chứa.

17-10-08_1
Hồ chứa Đá Bàn mực nước chỉ đạt 35% so với dung tích thiết kế. Ảnh: Kim Sơ.

Với những người làm công tác thủy lợi, giữ an toàn hồ chứa mỗi khi mưa lũ còn cẩn thận hơn giữ trứng.
 

Các hồ chứa phải tuyệt đối an toàn

Tại Phú Yên hiện có 50 hồ thủy lợi, với tổng dung tích hơn 60 triệu m3, trong đó có 6 hồ lớn có dung tích khoảng 3 triệu m3 trở lên và 2 hồ thủy điện là Sông Hinh và Sông Ba Hạ, với tổng dung tích khoảng 700 triệu m3.

Ông Phạm Chí Toàn, Chi cục phó Chi cục Thủy lợi Phú Yên, cho biết, mùa mưa bão ở địa phương bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Để đảm bảo an toàn hồ chứa, từ tháng 8, đơn vị đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra các hồ thủy lợi, đặc biệt là 3 hồ có cửa xả van gồm Đồng Tròn, Suối Vực và Phú Xuân xem vận hành có đảm bảo hay không.

Kết quả, hầu hết các hồ đều đảm bảo an toàn. Đối với các hồ thủy điện trước mùa mưa bão, ngành Công thương cũng phối hợp với ngành NN- PTNT thị sát, kiểm tra, cho thấy các hồ đều đảm bảo an toàn.

Còn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 31 hồ chứa gồm 28 hồ thủy lợi và 3 hồ thủy điện, trong đó có 18 hồ chứa, với tổng dung tích thiết kế gần 213 triệu m3 thuộc sự quản lý, vận hành của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Khánh Hòa.

Theo công ty này, trước mùa mưa lũ năm 2019 các hồ chứa nước đã được công ty phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, đảm bảo vận hành trong mùa mưa lũ. Đồng thời lập phương án ứng phó thiên tai, đảm bảo an toàn đập cho từng hồ chứa, thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”; các vật tư phòng, chống lụt bão như rọ đá, đá hộc, bao tải, cát… đã được tập kết tại từng hồ để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.

Bên cạnh đó, công ty cũng đã triển khai xong nhiều công trình khắc phục hậu quả mưa bão trong năm 2017 - 2018. Trong đó, mái taluy cả thượng lưu và hạ lưu đập hồ Đá Bàn, mái thượng lưu hồ Tiên Du đã khắc phục xong sạt lở; tổng kinh phí để khắc phục đối với 2 hồ chứa này là 18 tỷ đồng.

Mặt khác, để đảm bảo an toàn các hồ chứa, tỉnh Khánh Hòa đã bố trí khoảng 15 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa một số hạng mục xuống cấp.

Ngoài nguồn vốn này, có 8 hồ chứa không đảm bảo an toàn gồm Suối Trầu, Láng Nhớt, Đồng Bò, Đá Mài, Cây Sung, Suối Luồng, Suối Lớn, Bến Ghe cũng đã được bố trí nguồn kinh phí từ Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (Dự án WB8) để nâng cấp, sửa chữa. Các hồ sơ, thủ tục đang được khẩn trương hoàn tất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện thi công vào đầu năm 2020.
 

Vừa tích nước, vừa đảm bảo an toàn

Hiện các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa đang trong mùa mưa bão. Do đó, việc vận hành các hồ chứa làm sao vừa tích nước phục vụ sản xuất, đồng thời đảm bảo an toàn hồ, đập và xả lũ an toàn hạ du trong mùa mưa lũ là phương án được các địa phương hết sức quan tâm.

17-10-08_3
Để đảm bảo an toàn hồ chứa trong mùa mưa bão, tỉnh Phú Yên liên tục cắt cử can bộ thủy lợi đi kiểm tra vận hành các hồ. Ảnh: Trần Long.

Ghi nhận của PV tại 6 hồ chứa do Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam (Phú Yên) quản lý. Sau cơn bão số 5 hiện các hồ chứa này đã tích nước đạt từ 55-72% so với dung tích thiết kế.

Ông Nguyễn Minh Huệ, Chủ tịch Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, cho biết, mùa mưa bão ở Phú Yên còn kéo dài, đó đó việc đảm bảo an toàn hồ chứa được công ty triển khai, phân công nhiệm vụ cho tất cả thành viên. Đặc biệt hiện các hồ chứa đã bố trí lực lượng “4 tại chỗ” đầy đủ và hợp lý, sẵn sàng 24/24 giờ để kịp thời khắc phục xử lý sự cố xảy ra trong mọi tình huống.

Bên cạnh đó, để đảm bảo việc tích nước, điều tiết nước hợp lý, công ty thường xuyên theo dõi thông báo lũ, lụt, áp thấp nhiệt đới (bão) trên các phương tiện thông tin đại chúng và chấp hành nghiêm túc các Chỉ thị, chỉ đạo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiến cứu nạn cấp trên.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền và nhân dân địa phương tham gia tốt, kịp thời, đồng bộ khi có bão, lụt xảy ra và xử lý kịp thời những sự cố công trình, nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất do thiên tai gây ra.

Còn theo lãnh đạo Cty TNHH MTV KTCTT Khánh Hòa, sau bão số 5, hiện mực nước của 18 hồ chứa là 115/212 triệu m3, đạt 54% so với dung tích thiết kế. Để đảm bảo việc tích nước phục nước sinh hoạt và sản xuất trong vụ đông xuân tới cũng như đảm an toàn hồ chứa đến hết mùa mưa bão, hiện công ty đã phân công trách nhiệm cho các thành viên.

Đồng thời bố trí lực lượng quản lý hồ chứa đầy đủ, có đủ năng lực chuyên môn để tổ chức tốt việc quản lý, vận hành và phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình để có biện pháp xử lý kịp thời trong tình huống xấu nhất.

Như tại hồ Đá Bàn (TX Ninh Hòa) hiện nay công ty đã bố trí 10 người trực 24/24 giờ. Nhiệm vụ chính hàng ngày của cán bộ và nhận viên này là bảo vệ xung quanh hồ. Đồng thời thường xuyên kiểm tra các mái đập, bờ đập và các công trình, cứ 1 tiếng đồng hồ đi 1 lần. Cũng như thường xuyên kiểm tra, vận hành tràn xả lũ, vận hành máy nổ, máy phát điện và chuẩn bị đầu đủ vật tư, vật liệu, dụng cụ lao động theo phương châm “4 tại chỗ”.

Đặc biệt, các lực lượng quản lý hồ phải thực hiện đúng quy trình vận hành điều tiết nước các hồ chứa trong mùa mưa lũ đã được phê duyệt và Quy chế phối hợp vận hành liên hồ chứa Đá Bàn, Suối Trầu, Eakrongrou trong mùa mưa lũ hàng năm.

Theo lãnh đạo Cty TNHH MTV KTCTTL Khánh Hòa, hiện công ty đã xây dựng từng kịch bản điều tiết lũ cho từng hồ chứa, đồng thời cảnh báo mức độ ngập lụt cho vùng hạ du các hồ chứa, giúp các địa phương vùng hạ du chủ động trong việc triển khai phương án điều tiết lũ các hồ khi mưa lớn trong thời gian tới.

Việc điều tiết nước sẽ được công ty nắm bắt thông tin thời tiết từ đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung bộ và dựa theo tính toán lưu lượng nước về hồ mà chủ động vận hành làm sao, vừa đảm bảo an toàn đập, hạn chế ngập lụt cho vùng hạ du và tích nước để có đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất năm 2019-2020.

Ông Nguyễn Minh Huệ, Chủ tịch Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam cho biết, trước dự báo trong thời gian tới, tỉnh Phú Yên có thể còn tiếp tục xuất hiện áp thấp nhiệt đới (bão), mưa lớn, hiện lãnh đạo công ty đã chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiến cứu nạn của công ty tiếp tục đi kiểm tra công trình hồ, đập, nguồn điện dự phòng, cũng như theo dõi sát tình hình thủy văn, mưa lũ, lượng nước về hồ, vận hành hồ chứa theo đúng quy trình.

Đồng thời chủ động hạ mực nước đón lũ, góp phần cắt giảm lũ cho vùng hạ du; phối hợp chặt chẽ, báo cáo và thông báo kịp thời, đúng quy định cho các địa phương và cơ quan liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vùng hạ du.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Quảng Bình: Gần 1.500ha lúa bị nhiễm sâu bệnh

Tính đến đầu tháng 4, toàn tỉnh Quảng Bình đã có gần 1.500ha lúa xuân bị nhiễm sâu bệnh.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản ở Thanh Hóa

Thanh Hóa ngăn chặn, tiến tới cấm khai thác hủy diệt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất