| Hotline: 0983.970.780

Lấy chất lượng cuộc sống của người dân làm cốt lõi phát triển

Thứ Hai 06/03/2023 , 11:04 (GMT+7)

Đồng Tháp vừa ban hành báo cáo Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đưa Đồng Tháp trở thành nơi đáng sống, đáng đến…

Empty

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

14 năm liên tiếp nằm trong top đầu đạt PCI

Trong thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác tiềm năng lợi thế và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, xã hội. Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng, năm 2022 đạt gần 100.000 tỷ đồng, xếp vào hàng khá của khu vực ĐBSCL. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn 2011 - 2020 đạt 5,95%/năm, riêng năm 2022 đạt mức tăng trưởng 8,62%.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, Đồng Tháp là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp hàng đầu cả nước. Đồng Tháp có sản lượng gạo xếp thứ 3/13 tỉnh, thành phố của vùng ĐBSCL, đồng thời đứng thứ 2 toàn vùng về sản lượng công nghiệp chế biến cá.

Môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh ngày càng được cải thiện, với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 14 năm liên tiếp nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố “có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất nước”.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được duy trì ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc vinh dự là hai trong tổng số 5 thành phố duy nhất của cả nước được UNESCO công nhận là “Thành phố học tập toàn cầu”; tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội quảng bá hình ảnh, sản vật địa phương.

Empty

14 năm liên tiếp Đồng Tháp nằm trong Top đầu đạt PCI. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Đồng Tháp vẫn còn một số điểm nghẽn cản trở sự phát triển của tỉnh. Đó là tư duy kinh tế của đại bộ phận dân cư vẫn lấy tăng trưởng theo chiều rộng là nền tảng, sức lao động là chủ yếu dẫn đến hiệu quả thấp.

Chưa chuyển đổi được tư duy kinh tế thị trường, phát huy được giá trị gia tăng theo chiều sâu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít về số lượng, nhỏ về quy mô, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển.

Empty

Trong thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác tiềm năng lợi thế và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lấy hạnh phúc của người dân làm cốt lõi phát triển 

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh xác định quy hoạch là bước đi tiên phong là vấn đề quan trọng nhất, do đó địa phương đã thay đổi trong tư duy lập quy hoạch.

“Chúng tôi không xem tài nguyên là vấn đề cốt lõi trong phát triển, mà coi yếu tố con người là vấn đề quan trọng nhất. Bản quy hoạch tỉnh Đồng Tháp chú trọng phát triển hài hòa, lấy hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của người dân là cốt lõi và mục tiêu của sự phát triển”, ông Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh.

Để kiến tạo tương lai, Đồng Tháp phải tham gia vào một chiến lược đổi mới ở cấp độ vĩ mô tập trung vào sự phát triển bền vững, hài hòa thông qua khai thác hợp lý giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đồng thời hướng đến một mô hình tăng trưởng cân bằng về kinh tế - xã hội - môi trường mới, với hy vọng hướng đến một mô hình tăng trưởng mang giá trị quốc gia, bởi tỉnh nhận thấy: “Tương lai của tỉnh Đồng Tháp cũng chính là một phần tương lai của Việt Nam và toàn cầu”.

Empty

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Do đó, Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu phát triển cân bằng, toàn diện và bền vững đến năm 2030. Trong đó, nông nghiệp đổi mới là động lực chủ yếu, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Phát triển tỉnh dựa trên tăng trưởng xanh và chuyển đổi số. Xem công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển năng lượng tái tạo, chuyển đổi số là các mũi đột phá, hình thành hệ sinh thái công nghiệp bổ trợ (doanh nghiệp, khởi nghiệp, nông dân...) giúp Đồng Tháp chuyển mình từ một tỉnh di cư sang một tỉnh định cư, trở thành một điểm đến của chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp bền vững toàn cầu.

Cùng với đó, phát huy hiệu quả của chuỗi giá trị nguyên liệu, chế biến, kho vận, thương mại, xuất khẩu và lợi thế thương mại biên giới với Campuchia. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức được phát huy; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Empty

Nông nghiệp đổi mới là động lực chủ yếu để Đồng Tháp chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến năm 2050, Đồng Tháp là trung tâm giao lưu kinh tế giữa ĐBSCL với các nước tiểu vùng sông Mekong, là trung tâm du lịch sinh thái của vùng ĐSBCL và cả nước. Đồng Tháp tiếp tục khẳng định vị trí trung tâm đầu mối nông nghiệp bền vững về thuỷ sản nước ngọt, hoa kiểng, trái cây, lúa gạo, ứng dụng công nghệ cao của khu vực, dẫn đầu cả nước trong một số lĩnh vực nông nghiệp có lợi thế. Quan trọng hơn hết, Đồng Tháp là một trong những tỉnh đáng sống và hạnh phúc của vùng với các tiêu chí hướng đến sự cân bằng, hài hòa và bền vững.

Xem thêm
Làng bánh lá răng bừa nức tiếng xứ Thanh

Toàn xã Xuân Lập có khoảng 240 hộ sản xuất, kinh doanh bánh lá răng bừa, sản phẩm được bán quanh năm, đặc biệt bán chạy vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền…

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Agribank Bình Định sát cánh cùng tam nông

5 năm gần đây, Agribank Bình Định luôn có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ là cho vay nông nghiệp, nông thôn…

Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1044/QĐ -TTg ngày 26-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm triển khai thi hành Luật Đường bộ.