| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn mới Đồng Tháp bứt phá nhờ nhiều cách làm hay

Thứ Ba 21/02/2023 , 07:43 (GMT+7)

Nhờ có nhiều cách làm hay và sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp, chính vì vậy địa phương đã sớm đạt 109/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Empty

Điển hình như mô hình “Cây xoài nhà tôi” của Hợp tác xã xoài Mỹ Xương, tổ chức bán hàng trên website, góp phần đưa thương hiệu "xoài Cao Lãnh" vươn xa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau hơn 10 năm tỉnh Đồng Tháp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều sự thay đổi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân Đồng Tháp ngày càng được nâng cao, từ đó phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

Hiện nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 109 xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có 10 xã được công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2021. Đối với đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: Thành phố Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh và thành phố Hồng Ngự. Về đạt chuẩn huyện nông thôn mới có 2 huyện là Tháp Mười, Cao Lãnh. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 3,13% xuống còn 2,17%, thu nhập bình quân hộ nghèo cuối năm 2022 tăng 1,19 lần so với năm 2020.

Giai đoạn 2021 – 2025, dự kiến nhu cầu vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới khoảng 7.525 tỷ đồng, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững khoảng 298 tỷ đồng.

Toàn tỉnh có 357 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao, các sản phẩm này được kết nối đưa vào hệ thống các cửa hàng đặc sản tại các điểm du lịch… Đáng chú ý, trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp, nhiều mô hay, cách làm sáng tạo được nhân rộng, phát triển đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân.

Empty

Toàn tỉnh có 357 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao, các sản phẩm này được kết nối đưa vào hệ thống các cửa hàng đặc sản tại các điểm du lịch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong đó, một số mô hình nông nghiệp nổi bật, hiệu quả trong qua trình thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp đã được tỉnh Đồng Tháp nhân rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh. Điển hình như mô hình “Cây xoài nhà tôi” của hợp tác xã xoài Mỹ Xương, tổ chức bán hàng trên website, góp phần đưa thương hiệu "xoài Cao Lãnh" vươn xa. Mô hình “Canh tác lúa thông minh” của hợp tác xã Mỹ Đông 2 thực hiện thí đểm trên diện tích 7,6 ha/5 hộ đã tiết kiệm được 50% chi phí, tăng hơn 10% năng suất. Đến nay, mô hình đã nhân rộng lên 60 ha và được doanh nghiệp triển khai thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu đầu vụ…

Bên cạnh đó, ở Đồng Tháp còn có các Hội quán đã và đang góp phần xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm đặc thù như xoài Cao Lãnh, xoài Cát chu Cao Lãnh, chanh Cao Lãnh, hoa kiểng Sa Đéc, quýt hồng Lai Vung, làng khô, làng mắm…Chính từ mô hình hội quán, tỉnh Đồng Tháp đã và đang phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng đề án “Làng thông minh” giúp người nông dân tự tìm hiểu về nhu cầu giáo dục, kết nối làm ăn, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp, hướng tới phát triển bền vững.

Mới đây Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng ĐSBCL về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã kiến nghị Trung ương xem xét, nghiên cứu bổ sung việc phân bổ 2 nguồn vốn cho Đồng Tháp và bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước và thu thủy lợi phí, thành nguồn ngân sách cố định để địa phương sử dụng vào các hạng mục đầu tư, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó cho phép Đồng Tháp sử dụng vốn đầu tư công để đầu tư hệ thống xử lý rác thải, nước sạch, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, sau đó đấu thầu khai thác, hoặc giao đơn vị khai thác theo hình thức dịch vụ công để đạt được tiêu chí về môi trường.

Empty

Hiện nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 109 xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có 10 xã được công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Nguyễn Phước Thiện, để về đích sớm đạt chuẩn nông thôn mới cấp xã, huyện, địa phương đang phấn trong năm 2023 cho tiến hành rà soát, đánh giá, hoàn thiện với các tiêu chí đối với huyện Châu Thành, huyện Lấp Vò và huyện Lai Vung là các địa phương tiếp Theo đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025. Song song đó, chú trọng đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu xây dựng mô hình Làng thông minh phát triển từ Hội quán nông dân tại Đồng Tháp, đang hoàn chỉnh và lấy ý kiến ý bộ tiêu chí “Làng thông minh”, dự kiến hoàn thành trong tháng 1/2023.

“Còn mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, phải luôn duy trì, nâng cao, đồng thời phát huy có hiệu quả các tiêu chí đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Đồng thời các địa phương phải đảm bảo sau thời gian công nhận (kể từ ngày được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn) phải tiếp tục phấn đấu, cập nhật đạt chuẩn các tiêu chí, chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 của UBND tỉnh quy định", ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm