| Hotline: 0983.970.780

Lễ phát động chương trình "Cùng nông dân bảo vệ môi trường"

Thứ Tư 24/07/2019 , 13:59 (GMT+7)

Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” có 50 doanh nghiệp tham gia. 6 tháng đầu năm 2019 đã thu gom được 15,7 tấn bao bì.

Sáng 24/7, tại UBND xã Trường Long, (huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ phối hợp cùng 50 doanh nghiệp tổ chức lễ phát động “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, ký kết hợp tác truyền thông giữa Ban điều hành chương trình và Báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Phát động thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV đợt 1 năm 2019.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV, Trưởng Ban Điều hành Chương trình cho biết: Khởi điểm từ vụ ĐX 2012-2013, chương trình do Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Nam, 22 Chi cục Trồng trọt và BVTV phía Nam, kết hợp cùng Tập đoàn Lộc Trời đã thực hiện tại các xã xây dựng nông thôn mới. 

Trải qua 5 năm của giai đoạn I (2012-2017), chương trình đã đạt được nhiều thành công trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hướng dẫn nông dân từ khâu sử dụng nông dược an toàn hiệu quả cho đến khâu tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV. Đồng thời, thông qua các mô hình ruộng lúa bờ hoa để tạo ra cảnh quan tươi đẹp ở nông thôn.

Ở giai đoạn II (2017 - 2022), từ vụ ĐX năm 2018 - 2019, Chương trình đã mở rộng với sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV trên toàn quốc. Cùng với  sự đồng hành của Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh thuốc BVTV Việt Nam (VIPA) Chương trình đã thực sự trở thành nhịp cầu hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững, sản xuất an toàn, góp phần nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam.

Lãnh đạo Cục BVTV, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, Báo NNVN  và các doanh nghiệp thực hiện thu gom rác thải, bao bì, vỏ chai thuốc BVTV.

Trải qua hơn 7 năm, chương trình đã đào tạo 530 giảng viên. Từ lực lượng nòng cốt này, chương trình đã thực hiện hơn 16.000 cuộc hội thảo với hơn 650.000 nông dân tham dự tại 22 tỉnh thành.

Song song đó, chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” còn phát gần 600.000 tờ rơi, dán hơn 26.000 poster tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng nông thôn để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của bà con nông dân. Đồng thời, tập huấn cho 4.900 sinh viên trường ĐH Đà Lạt, Tiền Giang, Cửu Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV.

Ngoài việc được hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, nông dân còn áp dụng chương trình “Công nghệ sinh thái”- trồng hoa trên bờ ruộng, bờ vườn để dẫn dụ thiên địch, kiểm soát các loại sâu hại trên đồng ruộng, thiết lập sự cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng...

Thực hiện theo chương trình giúp giảm đáng kể số lần sử dụng nông dược, giảm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân.

Trong 7 năm qua chương trình đã vận động bà con nông dân thu gom hơn 60 tấn bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng ngoài đồng ruộng. Lượng rác thải  BVTV này được đem tiêu hủy tại nhà máy Insee Ecocycle Việt Nam. Bước sang năm thứ 2 của giai đoạn II (2017 - 2022), Chương trình chuyển đổi cách xây dựng các mô hình điểm gắn liền với một xã NTM điển hình tại địa phương.

Bên cạnh đó, chương trình còn hướng người nông dân tham gia sản xuất nông sản an toàn, xây dựng các mã số vùng trồng cho nông sản xuất khẩu, tạo sự liên kết giữa các công ty XNK nông sản với các THT,  HTX tại địa phương nhằm tạo đầu ra cho nông sản.

Lễ ký kết hợp tác truyền thông giữa ông Nguyễn Ngọc Thắng, Trưởng Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL và ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV - Trưởng Ban điều hành chương trình.

Cũng theo ông Thiệt: “Năm nay chương trình sẽ tiến hành thu gom 2 đợt. 6 tháng đầu năm 2019, chương trình đã phát 21.500 bao chứa chuyên dụng, xây thêm 105 hố chứa bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, tổ chức 190 cuộc tập huấn cho hơn 6.000 nông dân trong và ngoài mô hình điểm. Về vật liệu tuyên tryền, các địa phương đã phát gần 6.700 tờ rơi và dán trên  300  poster  thông  tin về chương trình tại các địa điểm tập huấn. Trong đọt thu gom bao bì thuốc BVTV các loại đã qua sử dụng từ ngày 22 - 27/7/2019, khoảng 15,7 tấn bao bì đã được vận chuyển về nhà máy tiêu hủy an toàn, không ảnh hưởng đến môi trường. Đợt 2, sẽ tiến hành vào cuối năm”.

Chúng tôi cũng mong muốn thông qua lễ phát động chương trình lần này lan tỏa một thông điệp: “Trách nhiệm bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của cộng đồng. Và mỗi một người chúng ta cùng chung tay góp sức  với toàn xã hội và có nhìn nhận cư xử đúng đắn về môi trường, làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn ”, ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV.

Ông Phạm Trường Yên, PGĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, chia sẻ: “TP Cần Thơ với diện tích sản xuất nông nghiệp trên 114.000 ha, trong đó cây lúa sản xuất 2-3 vụ/năm, sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn. Một trong những thách thức đến từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh cây trồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của thuốc BVTV. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm, an toàn theo nguyên tắc 4 đúng và thu gom vỏ bao bì sau sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển ổn định. Với mục tiêu giảm thiểu tác động đến với môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, bảo tồn đa dạng sinh học.

Thời gian qua, Sở NN-PTNT đã thực hiện nhiều cuộc tuyên tuyền, tập huấn cho bà con nông dân thông qua nhiều chương trình như hoạt động thu gom rác thải, chương trình cùng nông dân bảo vệ môi trường, chương trình môi trường sạch, cuộc sống xanh…”.

Cũng theo ông Yên, thời gian qua Sở NN-PTNT TP cần Thơ đã phối hợp với Cục BVTV thực hiện chương trình cùng nông dân bảo vệ môi trường thực hiện tuyên truyền đến với người nông dân. Bước đầu, chương trình tại Cần Thơ đã tập huấn cho gần 12.000 nông dân, in ấn hơn 6.700 tờ rơi và poster sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả. Xây dựng 17 hố, 109 bồn chứa rác thải vỏ bao bì thuốc BVTV dã qua sử dụng với tổng khối lượng thu gom 5,7 tấn.

Ông Bruno fux, Giám đốc bộ phận Ecocycle Insee Vietnam, cho biết: “Cùng nông dân bảo vệ môi trường là một Chương trình vô cùng ý nghĩa không chỉ đối với người dân mà còn là một sáng kiến nhằm bảo vệ môi trường, tạo nên môi trường sống tốt đẹp hơn cho những vùng quê Việt Nam. INSEE Ecocycle vô cùng vinh dự được đồng hành cùng hơn 80 nhà tài trợ khác để triển khai Chương trình tại 22 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Đây là năm thứ ba liên tiếp INSEE Ecocycle cùng tham gia Chương trình. Chiến dịch năm 2018 đã diễn ra thành công với nhiều kết quả ấn tượng, trong đó, INSEE Ecocycle đã hỗ trợ thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho tất cả các tỉnh triển khai Chương trình và tiêu hủy 24 tấn bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng. Lượng rác thải nguy hại này được đem tiêu hủy tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang, bằng công nghệ đồng xử lý, tránh tình trạng chôn lấp và giảm phát thải ra môi trường. Chương trình đem lại lợi ích cho hơn 1,1 triệu người hưởng lợi.

Thực hiện ký kết giữa Cục BVTV và Báo NNVN.

Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” là một trong nhiều Chương trình cho INSEE tham gia hướng tới một Việt Nam xanh - sạch - đẹp hơn. Mỗi năm, Công ty đầu tư từ 400 - 600 triệu cho các Chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường.

Bên cạnh công tác thường xuyên, Ban điều hành đã liên kết với  Đài Truyền hình Vĩnh Long phát định kỳ vào sáng Chủ nhật hàng tuần đưa tin về chương trình. Song song đó, chương trình đăng bài viết trên Báo NNVN định kỳ hàng tháng nhằm lan tỏa chương trình đến với bà con nông dân.

Cũng tại buổi lễ phát động chương trình thu gom bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng đợt 1 năm 2019 diễn ra lễ ký kết hợp tác truyền thông giữa Ban điều hành với Báo NNVN.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Trưởng Văn phòng đại diện Báo NNVN tại ĐBSCL chia sẻ: Báo NNVN có trách nhiệm đồng hành, lan tỏa chương trình đến với bà con nông dân.

Điểm nổi bật của chương trình này là hướng dẫn nông dân từ khâu sử dụng nông dược an toàn, hiệu quả cho đến tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV. Đồng thời, thông qua các mô hình như: Công nghệ sinh thái, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, IPM trong quản lý dịch hại để giảm bớt số lần sử dụng nông dược. Qua đó, hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững, sản xuất an toàn góp phần nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam.

Tuy nhiên, theo thống kê của cơ quan chuyên môn, hiện nay mỗi năm nông dân ở ĐBSCL vẫn sử dụng hàng nghìn tấn thuốc BVTV, vỏ bao bì vẫn còn vứt bừa bãi trên đồng ruộng, kênh, mương khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhất là, nhiều nơi vẫn còn lạm dụng thuốc BVTV trong việc chăm sóc cây trồng nên xảy ra những vụ ngộ độc.

Báo NNVN cùng Ban chỉ đạo Chương trình tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. Đây chắc chắn sẽ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của Chương trình này”.

 "Các doanh nghiệp thành viên của hội đã tích cực tham gia chương trình cùng nông dân bảo vệ môi trường từ vụ ĐX năm 2012-2013 đến nay. Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị khởi sướng và sáng lập chương trình này.

Đến nay đã có 50 doanh nghiệp thuốc BVTV tham gia chương trình. Các thành viên tích cực đóng góp về kinh phí, nhân lực tham gia thu gom bao bì, tiêu hủy.

Đồng thời tập huấn cho nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn có hiệu quả, có trách nhiệm với cộng đồng giúp môi trường xanh sạch đẹp nhằm mục tiêu có sản phẩm an toàn, đảm bảo xuất khẩu.

Hội Doanh nghiệp mong muốn các doanh nghiệp, các cơ quan có trách nhiệm cùng chung tay để chương trình được phát triển lan rộng ra toàn quốc".

(Ông Nguyễn Văn Sơn, Quyền Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam).

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm