| Hotline: 0983.970.780

Lính đảo Trường Sa 'mát tay', trồng rau bời bời xanh tốt

Chủ Nhật 30/04/2017 , 20:06 (GMT+7)

Việc trồng rau xanh trên các đảo ở quần đảo Trường Sa từ lâu đã trở thành một “kỳ tích”. Để trồng được rau xanh, đất phải được chở từ đất liền ra, kèm theo là hạt giống các loại như cải, mướp, mồng tơi, bầu, bí...

Trường Sa sau hơn 40 năm kể từ ngày giải phóng đã có nhiều đổi thay đáng mừng với nhiều công trình xây dựng khang trang như trường học, bệnh xá, chùa chiền...

Chính tình yêu quê hương và ý chí kiên định vượt khó, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trường Sa đến từ mọi miền đất nước bám sát phương châm “đảo là nhà, biển cả là quê hương” đã không ngừng nỗ lực cố gắng phát huy truyền thống chống, thắng giặc, xây dựng quần đảo Trường Sa ngày càng vững mạnh về mọi mặt, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Quần đảo Trường Sa từ lâu đã trở thành nơi neo đậu tàu thuyền trú bão, hỗ trợ lương thực, cấp cứu và bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản trong khu vực. Những năm trở lại đây, trên hầu khắp các đảo đã có điện pin năng lượng mặt trời, điện gió,...

Tuy nhiên, trên đảo là cát san hô nên hầu hết các loại cây ở đất liền không thể sống được. Màu xanh cây lá trên đảo chủ yếu là các loại cây Phong Ba, Bão Táp, Bàng vuông và cây Muống biển. Bởi vậy, việc trồng rau xanh trên đảo, đặc biệt là ở các đảo chìm từ lâu đã trở thành một “kỳ tích” (ở các đảo chìm như Đá Lát, Đá Đông, Tốc Tan,... toàn bộ nước sinh hoạt trên đảo phải khai thác từ nước mưa và mang từ đất liền ra). Để trồng được rau xanh ở các đảo này, đất phải được chở từ đất liền ra, kèm theo là hạt giống các loại như cải, mướp, mồng tơi, bầu, bí...

Những ngày đi qua các đảo nổi, đảo chìm ở Trường Sa, ấn tượng không thể phai mờ trong chúng tôi chính là hình ảnh các chiến sĩ yêu rau như yêu con, quý rau như máu của mình.

Đất và hạt giống được các chuyến tàu mang từ đất liền ra các đảo, cá chiến sĩ đem ươm trồng.
Có đất chưa hẳn đã xong, cách trồng rau xanh ở đảo cũng phải mang đặc trưng riêng tùy theo yếu tố “chìm, nổi” của đảo. Ở các đảo nổi, việc canh tác rau xanh có nhiều thuận lợi hơn. Hầu như các đơn vị chiến đấu, đơn vị phối thuộc trên đảo nổi đều có “công trình cây xanh” riêng. Tuy nhiên, tại các đảo chìm, trồng được vườn rau để cung cấp cho cán bộ, chiến sĩ ở đây quả là kỳ công. Tại các đảo chìm, rau được trồng trong các khay, thùng xốp, chậu,…
Một vườn rau trên đảo chìm Tốc Tan có hình mũi tàu lao ra phía biển.
Việc trồng rau ở các đảo chìm rất công phu, các anh phải chắt chiu từng nhúm đất, ca nước, từng hạt phân vi sinh để cho rau sinh trưởng, phát triển bình thường. Bởi, nếu không có rau xanh, bộ đội trên đảo sẽ rất khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt. Rau được trồng theo lối “đông che hè thoáng”. Nghĩa là những lúc sương muối hoặc không khí lạnh tràn về, những “hộp rau” ấy sẽ được các anh che chắn cẩn thận, thậm chí mang cả vào nhà để chăm chút, khi thời tiết tốt sẽ lại mang ra.
Các chiến sĩ cho biết, hàng năm vào quãng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thời tiết Trường Sa ít có mưa nên việc chủ động nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt được các chiến sĩ tiết kiệm tối đa để không thiếu nước.
Vì nguồn nước ngọt khan hiếm nên nước tưới rau được tận dụng tối đa từ nước tắm giặt, rửa rau, nấu cơm…
Chúng tôi đã được nghe lính đảo “mách nước” cho cách tiết kiệm nước có một không hai. Nghĩa là anh em tắm nước biển xong mới dội lại bằng nước ngọt, phía dưới có dụng cụ hứng lại số nước ấy để sử dụng vào việc giặt quần áo, giặt xong lại dùng tiếp lượng nước ấy để tưới rau. Câu chuyện có lẽ chỉ lính Trường Sa mới có.
Với tinh thần vượt khó, yêu thương những cọng rau như chính bản thân mình, những vườn rau muống, mùng tơi, cải mầm, rau lang… được hình thành, cải thiện bữa cơm cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo.
Có lẽ nhờ sự chăm sóc như chính một phần cuộc sống của những người lính đảo nên những chậu rau mà các anh trồng luôn bời bời xanh tốt và có lá rất to.
Ra thăm đảo, ai cũng phải công nhận lính đảo Trường Sa rất 'mát tay', bởi các luống rau đều xanh mướt mắt.
Vườn rau thanh niên trên đảo Thuyền Chài được các chiến sĩ che chắn cẩn thận.
Vườn rau mồng tơi vươn ra phía biển trên đảo Thuyền Chài. Các chiến sĩ phải dùng những tấm màn cũ bảo vệ rau khỏi ánh nắng chói chang.
Vườn rau thanh niên trên đảo Đá Lát.
So với các đảo Tốc Tan, Đá Lát, Đá Đông, Thuyền Chài thì đảo An Bang rộng hơn nên khu tăng gia cũng xanh tốt hơn.
Vườn rau xanh mơn mởn trên đảo An Bang
Với lợi thế là đả nổi, nên vườn rau trên đảo Trường Sa Lớn rộng hơn so với các đảo khác.
Các chiến sĩ chia sẻ, rau ở đất liền có thể không quý, người ta thường nói “rẻ như mua bó rau ngoài chợ”; nhưng đối với dân đảo, lính đảo thì rau xanh còn quý hơn cả cơm thịt. Nếu không có những luống rau xanh tươi tốt, thì bữa ăn không được cải thiện mà còn khiến cuộc sống trên đảo trở nên buồn tẻ.
Nhìn những luống rau xanh mơn mởn có lá rất to, những giàn mướp trổ hoa vàng rực dưới cái nắng như đổ lửa và gió biển mặn chát, chúng tôi khâm phục sự khéo léo và ý chí khắc phục khó khăn của cán bộ, chiến sĩ nơi đây.

 

(congan.com.vn)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm