| Hotline: 0983.970.780

Lo nhất lúa gieo sạ ở Bắc Bộ sau bão số 2

Thứ Ba 18/07/2017 , 07:35 (GMT+7)

Đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ, hiện lúa mùa đã bước vào giai đoạn đẻ nhánh và phân hóa đòng.

Vì vậy, nếu tiêu thoát nước kịp thời trong vòng 2-3 ngày tới sẽ vẫn an toàn cho lúa. Trước mắt, giải pháp vẫn phải nỗ lực tối đa để tiêu thoát nước càng sớm càng tốt, đồng thời đề phòng các phương án tiêu thoát nước trong tình huống mưa lớn vẫn tiếp tục xảy ra trong những ngày tới. Sau khi tiêu thoát nước, nguy cơ về bệnh bạc lá sẽ rất cao do lúa vừa chịu ảnh hưởng của bão, vừa chịu ảnh hưởng của ngập lụt, nhất là đối với một số diện tích lúa mùa trà sớm của Nghệ An và Hà Tĩnh hiện đã bắt đầu vào đòng. Vì vậy sau khi thoát nước, cần tiến hành chăm sóc lúa, nhất là lưu ý hạn chế bón phân đạm sau khi nước rút để giảm nguy cơ bệnh bạc lá (đối với lúc đang bắt đầu vào đòng thì phải giảm bón tất cả các loại phân).

Đối với các tỉnh Bắc Bộ, tới cuối ngày 17/7, Cục Trồng trọt chưa nhận được báo cáo của địa phương nào về tình trạng ngập lụt đối với lúa và hoa màu do lượng mưa không quá lớn. Tuy nhiên, nếu những ngày tới các tỉnh Bắc Bộ (gồm cả ĐBSH và Trung du Miền núi phía Bắc) tiếp tục xảy ra mưa lớn có thể gây ngập lụt thì đây là điều hết sức đáng ngại. Bởi toàn bộ vùng này hiện đang có khoảng 221 nghìn ha lúa mùa thì trong đó có tới 150 nghìn ha là gieo sạ, thời gian gieo sạ chỉ vừa mới diễn ra từ ngày 7 đến 15-18/7, nghĩa là mới chỉ gieo sạ trong vòng một tuần, nếu xẩy ra mưa lớn gây ngập lụt thì các diện tích mới gieo sạ này sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, hiện những diện tích lúa vừa gieo sạ xong, nếu có mưa cục bộ thì phải tập trung xử lí tiêu thoát nước ngay lập tức.

Ngay trước khi dự báo có bão số 2, Cục Trồng trọt cũng đã có văn bản gửi văn bản đề nghị các tỉnh triển khai giải pháp dâng nước lên 1-2 cm đối với lúa đã gieo sạ (tùy theo chiều cao cây) để hạn chế bị mưa đánh lộn gốc và dập nát. Đối với các diện tích gieo sạ sau khi rút được nước, cần bón thêm lượng đạm từ 10-15% cộng thêm lượng lân kết hợp để kích thích ra rễ, giúp cứng cây.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Cục Trồng trọt, tới cuối ngày 17/7, toàn tỉnh Nghệ An đã có trên 4.500 ha lúa, 970 ha hoa màu các loại bị ngập, khoảng 2.000 ha vừng bị ngã đổ; tỉnh Hà Tĩnh có gần 3.000 ha lúa và gần 300 ha hoa màu bị ngập cần phải tiêu thoát nước khẩn cấp.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm