Ảnh minh họa
Với một đội ngũ lao động có trình độ khoa học cao như vậy thì người dân “yên tâm” lắm, bởi cuộc sống của họ chắc chắn cũng phải tỉ lệ thuận với cái lực lượng hùng hậu đó, tức là người dân nơi đây phải có mức sống rất cao.
Chính vì đang được sống trong cái thiên đường của đỉnh cao khoa học mà gần đây khi có một việc xảy ra “nhỏ bằng móng tay” nhưng người dân nơi đây lại vô cùng lo lắng.
Đó là sự kiện bọn cá tôm dưới biển không biết dành ăn của nhau thế nào, cắn nhau lăn ra chết hàng loạt. Sự việc cấp bách đến độ người ta phải nhờ ngay đến các nhà “khoa học” đến từ lò tiến sĩ” kia khẩn trương nghiên cứu, họ tổ chức cả một cuộc thi với giải thưởng hoành tráng nhằm tìm ra loài cá hay loài nào mà đánh nhau ác liệt thế?
Chỉ trong vòng nửa ngày kể từ khi phát động cuộc thi, có vô số những kết quả nghiên cứu được đưa ra, thời gian có lẽ là quá dài so với tốc độ đào tạo mỗi ngày của họ. Ban tổ chức rất đau đầu để đưa ra kết quả cuối cùng vì xem qua nghiên cứu nào cũng có giá trị cao. Rồi cũng đến lúc kết thúc cuộc thi, ba giải cao nhất được trao cho những người xuất sắc nhất.
Trong đó, giải ba thuộc về đề tài: “Tại sao cá chết không chìm luôn xuống biển mà lại trôi vào bờ?”. Với đề tài này, kết luận đưa ra là do sóng biển mạnh quá nên đẩy chúng vào bờ. Hoàn toàn chính xác, nhưng chưa sát với yêu cầu là tìm ra nguyên nhân chúng chết.
Giải nhì thuộc về đề tài: “Nghiên cứu bản lĩnh của người ăn cá chết và tắm biển có cá chết”. Kết quả cho thấy: Chẳng có cái bản lĩnh gì ở đây cả, chỉ vì kẻ nào đó không biết, điếc không sợ súng, ăn liều và tắm liều thôi!
Kết quả này được đánh giá cao, tuy chưa thực sự sát với đề bài, song cũng cảnh báo được người dân biết mà sợ. Và cuối cùng, giải nhất thuộc về một người mà xin được giấu tên bởi không muốn báo đài và người hâm mộ làm phiền, ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu ông ta.
Tên đề tài là: “Thử tìm hiểu nguyên nhân cá chết bằng phương pháp lặn thăm dò”. Đúng như giá trị cái giải nhất mà đề tài giành được, kết luận vô cùng hoành tráng và táo bạo.
Họ đưa ra nhận xét: “Tất cả các kết luận cũng chỉ là phỏng đoán, cá chết thì phải hỏi những con cá còn sống xem tại sao? con nào đánh con nào? cả đám “nhân chứng” không hỏi mà lại đi nghiên cứu vớ vẩn mất thời gian, và cuối cùng họ đề xuất phải triển khai ngay một dự án nghiên cứu về ngôn ngữ của loài cá để nhanh chóng tìm hỏi nhân chứng sống. Cá còn cả bầy, con nào cũng muốn nói mà có ai hiểu được đâu. Cả hội thi vỗ tay rần rần, ban giám khảo thi nhau gật đầu: Đúng là nhà khoa học từ “lò” ra có khác!