| Hotline: 0983.970.780

Loài ong lớn nhất thế giới trở lại Indonesia sau 38 năm biến mất

Chủ Nhật 24/02/2019 , 09:14 (GMT+7)

Với sải cánh 6 cm, Wallace là loài ong lớn nhất thế giới. Các nhà khoa học bắt gặp loài ong này lần cuối vào năm 1981 và cho rằng loài ong này có thể đã bị tuyệt chủng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu (GWC) có trụ ở ở Mỹ vừa phát hiện lại loài ong lớn nhất thế giới ẩn náu trong các khu rừng hẻo lánh ở Indonesia sau 38 năm tìm kiếm.

Loài ong khổng lồ Wallace (phải) và ong mật (trái) trên đảo ở North Moluccas, Indonesia

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện một con ong chúa trong một tổ mối trên quần đảo Bắc Moluccas của Indonesia sau khi tìm hiểu khu vực trong 5 ngày. Nhiếp ảnh gia Clay Bolt chia sẻ cảm giác tuyệt vời khi chụp những bức ảnh đầu tiên của con ong trong tổ mối. 

Loài ong khổng lồ được đặt tên theo nhà tự nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace, người đầu tiên phát hiện ra loài ong này. Ông Wallace mô tả đây là “một con côn trùng to lớn màu đen có hàm khổng lồ như một con bọ hung”. Sau đó loài ong này biến mất cho tới khi nhà côn trùng học Adam Messer phát hiện tại 3 hòn đảo của Indonesia năm 1981. Adam Messer đã ghi chép lại một số hành vi của loài ong này trước khi nó biến mất một lần nữa trong gần 4 thập kỷ.

Eli Wyman, thành viên của nhóm nghiên cứu từ Đại học Princeton (Mỹ), hy vọng việc phát hiện lại loài ong này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về loài côn trùng độc đáo và bảo vệ loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Eli Wyman, thành viên của nhóm nghiên cứu từ Đại học Princeton (Mỹ) giới thiệu loài ong khổng lồ Wallace

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm