| Hotline: 0983.970.780

Lộc Ninh - Ký ức hào hùng và bức tranh mới hôm nay

Thứ Năm 07/04/2022 , 09:02 (GMT+7)

Vùng đất ấy từng bị 'cày nát' bởi vô số trận mưa bom, bão đạn. Hôm nay, sau 50 năm, bức tranh u ám ấy đã được thay bằng sự hồi sinh ngoạn mục.

Đó là vùng biên giới Lộc Ninh, Bình Phước, nơi cách đây 50 năm, ngày 7/4/1972, đã đi vào lịch sử dân tộc khi trở thành huyện đầu tiên ở miền Nam được giải phóng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ký ức hào hùng

Có thể nói, Lộc Ninh là một trong những địa phương ghi dấu ấn lịch sử nhiều nhất tỉnh Bình Phước nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung. Trong đó, Dốc 31 ở ấp 2, xã Lộc Thuận, là một trong những di tích nổi tiếng.

Ông Nguyễn Văn Thanh, cựu chiến binh đại đội C31, người trông coi di tích Dốc 31 kể, ông tham gia làm giao liên ở Làng Hai (tên cũ của ấp 2, xã Lộc Thuận ngày nay) từ khi còn là 1 thiếu niên và từng vài lần bị giặc nghi ngờ, bắt giam tra khảo. Năm 17 tuổi, ông chính thức là quân nhân đại đội C31, đóng ngay tại xã Lộc Thuận.

Ông Nguyễn Văn Thanh, cựu chiến binh đại đội C31, thắp hương tưởng nhớ đồng đội tại Bia Chiến thắng Dốc 31. Ảnh: Phúc Lập.

Ông Nguyễn Văn Thanh, cựu chiến binh đại đội C31, thắp hương tưởng nhớ đồng đội tại Bia Chiến thắng Dốc 31. Ảnh: Phúc Lập.

Chỉ tay về phía quả đồi thấp, được bao phủ bởi một màu xanh ngút mắt, chạy giữa màu xanh ấy là con đường nhựa thẳng tắp như một sợi chỉ, ông bảo: “Quả đồi đó ngày xưa toàn rừng rậm chứ không phải như bây giờ, là nơi đơn vị chú đóng quân. Làng Hai có vị thế chiến lược “dễ thủ khó công”, là bàn đạp để tấn công địch nên cũng là tâm điểm của các cuộc tấn công, càn quét và là “túi” bom đạn của giặc. Hồi đó Làng Hai có 75 gia đình, thì tất cả đều nuôi giấu, tiếp tế cho bộ đội. Nay người đã về với cát bụi, người đã 80 – 90 tuổi, không còn minh mẫn mà nhớ chuyện xưa. Giờ, ngoài cái bia tưởng niệm này và ký ức những người lính như chúng tôi ra, chẳng còn dấu tích gì”.

Còn ông Lâm Khen, cựu chiến binh ở ấp Chà Đôn, xã Lộc Khánh, kể lại: Hồi kháng chiến chống Mỹ, người Lộc Ninh bất kể già trẻ, nam nữ, đều không biết sợ, tham gia góp công, góp sức vào cuộc kháng chiến, chẳng thua gì dân Củ Chi, Hóc Môn của Sài Gòn đâu. Nhà nào cũng nuôi, giấu cán bộ, bộ đội. Cứ sáng sớm, mỗi nhà đều có một lu nước sạch, một ít trái cây, không thì rổ khoai mì luộc bưng ra ven rừng, ven lộ đưa cho bộ đội. Nhà của đồng bào lúc nào cũng chật chội vì không đủ cho bộ đội về đóng quân. Các phương tiện vận tải như xe đạp, xe thồ, xe máy, xe bò, xe kéo đều được huy động phục vụ bộ đội. Hàng ngàn đồng bào đã xung phong đi dân công hỏa tuyến…

Ông Lâm Móp, cựu chiến binh C31: 'Thời đó ở rừng cực khổ lắm, toàn ăn củ chụp, rau tàu bay, rau nhíp qua bữa, nhưng tinh thần chiến đấu thì cao lắm'. Ảnh: Minh Luận.

Ông Lâm Móp, cựu chiến binh C31: "Thời đó ở rừng cực khổ lắm, toàn ăn củ chụp, rau tàu bay, rau nhíp qua bữa, nhưng tinh thần chiến đấu thì cao lắm". Ảnh: Minh Luận.

Dân quân, du kích các phum, sóc vừa canh gác vừa dọn đường cho bộ đội. Nhiều đoạn đường xe tăng, xe tải chạy suốt ngày đêm. Đồng bào chặt cây cắm ở các mép đường cho xe chạy đúng tuyến, khỏi lạc tay lái xuống hố bom, vực thẳm…

Cựu binh giúp nhau thoát nghèo

Trò chuyện với ông Thanh, tôi mới biết, dù đã trở về với mảnh vườn, đồng ruộng, nhưng những cựu chiến binh vẫn quan tâm, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Đó là việc thành lập quỹ cựu chiến binh (CCB).

Ông Thanh cho biết, Chi hội CCB ấp 1, Làng Hai, xã Lộc Thuận có 22 hội viên, từ mấy năm nay, họ có cách giúp nhau chiếc cần câu cơm rất hay. Đó là lập quỹ vốn sản xuất. “Mỗi hội viên đóng 400 ngàn, nếu có tiền thì đóng 1 lúc, còn không, có thể rải đều trong cả năm, miễn sao đến ngày 22/12 đóng đủ số này là được. Trường hợp ai qua đời, ngoài việc trích quỹ thăm viếng, chi hội cũng gửi lại toàn bộ số tiền quỹ đã đóng. Mỗi quý chúng tôi họp 1 lần, trong buổi họp này, ngoài thăm hỏi nhau, các hội viên sẽ thông báo tình hình sản xuất của gia đình để các hội viên khác biết, nếu có khó khăn, họ cùng bàn cách hỗ trợ nhau. Nếu ai cần vốn sản xuất thì trình bày rõ kế hoạch, sau đó, hội sẽ xuất vốn cho vay. Hiện nay, số tiền quỹ đã lên đến gần 50 triệu đồng. Có 8 hội viên được vay vốn sản xuất và thoát nghèo”, ông Thanh kể. “Vay vốn có lãi không chú?”, tôi cười hỏi. Ông Thanh cũng cười đáp lại: “Có chứ. Nhưng mà ít thôi. Cứ vay 10 triệu thì đóng lãi 400 ngàn đồng/năm. Rẻ hơn vay ngân hàng nhiều!”.

Vùng quê Lộc Ninh hôm nay: Khởi sắc và yên bình. Ảnh: Phúc Lập.

Vùng quê Lộc Ninh hôm nay: Khởi sắc và yên bình. Ảnh: Phúc Lập.

Nhờ có quỹ của hội mà đến nay, một số CCB đã thoát cảnh nghèo, thậm chí đang dần khá lên. “Cái tình đồng đội quý ở chỗ là có những người không khó khăn, không có nhu cầu vay vốn, nhưng vẫn tham gia đóng quỹ hàng năm. Như trường hợp ông Phạm Minh, gia đình kinh tế khá, có vườn cao su, một năm thu khoảng hơn trăm triệu, nhưng vẫn tham gia đóng quỹ đều đặn. Không chỉ thế, ai khó khăn, ổng sẵn sàng giúp”.

Và những tỷ phú nông dân

Về Tà Thiết, căn cứ của Bộ chỉ huy Miền năm xưa, chứng kiến cuộc sống đổi thay hôm nay, chúng tôi thấy niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của bà con đồng bào Khmer.

20 năm trước, chính quyền tỉnh Bình Phước phối hợp Quân khu 7, xây dựng cho bà con Khơmer ở Tà Thiết một ngôi làng mới với 62 căn nhà cấp 4, mỗi căn tọa lạc trên 3ha đất. Từ một khu dân cư nghèo, nhà cửa lụp xụp, không có điện, nước, trường học, trạm y tế. Nay, làng mới không chỉ có những ngôi nhà mà điện, đường trường trạm đều đã có đủ.

Đến nay, làng Tà Thiết từ 62 đã tăng lên gần 300 hộ, nhiều người trong số họ trở thành chủ trang trại như hộ anh Lâm Đốc, ông Lâm Hồng Bum. Những ngôi nhà được cấp ngày nào giờ đây thành nhà phụ, nhà kho, hoặc bếp. Nhiều căn nhà mới được xây lên bên cạnh căn nhà cũ cho những đôi vợ chồng mới cưới. Và đặc biệt, bác sỹ, giáo viên hay sinh viên đại học người Khơmer ở làng Tà Thiết giờ không ít.

Anh Điểu Vức, một trong những nông dân sản xuất giỏi nhất ở xã Lộc Hoà. Ảnh: Phúc Lập.

Anh Điểu Vức, một trong những nông dân sản xuất giỏi nhất ở xã Lộc Hoà. Ảnh: Phúc Lập.

Anh Lâm Vy, 46 tuổi, ở ấp Tà Thiết, tâm sự: “Lúc nhỏ chúng tôi chẳng được học hành vì chiến tranh, nghèo đói. Không biết cách trồng trọt, chăn nuôi, làm gì cũng thất bại. Trồng mì, trồng điều cũng chỉ để ăn là chính, bán chẳng được là bao. Nay nhờ có nhà nước mà cuộc sống của bà con đã ấm no, ăn ở hợp vệ sinh, đường sá không còn lầy lội, đi lại thuận tiện, con em được đến trường. Giờ chúng tôi biết kỹ thuật trồng, chăm sóc tiêu, điều, cà phê, cao su…nên năng suất cao, nông sản làm ra là có công ty đến mua hết ngay. Sướng lắm”.

Dẫn tôi đi tham quan mấy gia đình làm ăn nổi bật của xã Lộc Hòa, anh Đậu Xuân Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, đời sống bà con bây giờ khác xưa nhiều lắm, nói cách khác là đã đổi đời, nhiều người giàu. Không chỉ có bà con người Kinh, mà đồng bào Khơmer, S’tiêng hay CCB, cũng có. “Chỉ cần có mảnh vườn thì từ đủ ăn đến giàu chứ không còn ai đói nữa, chỉ sợ không chịu làm thôi. Như gia đình ông Điểu Bước, mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng từ cao su, lúa. Hiện ông đã sắm xe hơi. Hay gia đình Điểu Vức, Điểu Vem, họ sử dụng máy móc, công nghệ trong nông nghiệp chẳng thua kém ai”, anh Ngọc nói.

Còn đây là Điểu Vem, người có uy tín của đồng bào S'tiêng ở Lộc Hoà bởi không chỉ sản xuất giỏi, ông Điểu Vem còn là người có kiến thức, đạo đức, rất được bà con tôn trọng. Ảnh: Phúc Lập.

Còn đây là Điểu Vem, người có uy tín của đồng bào S'tiêng ở Lộc Hoà bởi không chỉ sản xuất giỏi, ông Điểu Vem còn là người có kiến thức, đạo đức, rất được bà con tôn trọng. Ảnh: Phúc Lập.

Ông Phạm Minh Chánh, ấp 8B, xã Lộc Hòa, có 8ha tiêu, những năm “vàng son” của tiêu, gia đình ông thu mỗi năm vài tỷ. Còn bây giờ, tiêu thất thế, ông chuyển sang nuôi dê, trồng mít Thái, sầu riêng, mỗi năm cũng kiếm được bạc tỷ.

Ở ấp 6, xã Lộc Hoà, ông Phạm Quốc Thanh, còn gọi Thanh “sầu riêng”, là một tấm gương nổi bật vì làm ăn giỏi và là một trong những người giàu nhất Lộc Hoà với gần chục ha sầu riêng. Năm 2021, vườn sầu riêng 1,2ha 7 tuổi, canh tác theo quy trình hữu cơ của ông đạt sản lượng hơn 30 tấn, ông bán “xô” cả vườn với giá 53 ngàn đồng/kg. Thu về gần 1,5 tỷ đồng.

Vùng quê biên giới Lộc Ninh bây giờ đã thực sự thay da đổi thịt, đang từng ngày khởi sắc. Đi giữa những vườn cao su, vườn tiêu, điều, tôi như nghe đâu đó tiếng thầm thì của lá cây đang rì rào trong gió về một Lộc Ninh anh dũng trong quá khứ, đang vươn mình ở hiện tại và sáng lạn ở tương lai…

Ngày 7/4/1972, Lộc Ninh huyện đầu tiên ở miền Nam hoàn toàn giải phóng, trở thành căn cứ địa của Bộ Chỉ huy Miền; nơi đặt Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và là thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Từ năm 1973, đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã vươn đến Lộc Ninh, nơi đây trở thành hậu phương trực tiếp của chiến trường Nam Bộ, tiếp nhận nguồn chi viện từ miền Bắc vào, phục vụ chiến trường miền Nam.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...