| Hotline: 0983.970.780

Lợn của doanh nghiệp, lực lượng vũ trang tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi có được hỗ trợ không?

Thứ Tư 22/05/2019 , 17:02 (GMT+7)

Báo NNVN nhận được phán ánh, thắc mắc của một số doanh nghiệp, lực lượng vũ trang về việc lợn của họ nuôi bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi thì có được hỗ trợ của Nhà nước không?

Cân lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi trước khi mang đi tiêu hủy

Một bạn đọc thuộc lực lượng vũ trang gọi đến đường dây nóng của Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh, khi lợn của đơn vị chết có báo với lực lượng thú y địa phương và nhận được câu trả lời là lợn do lực lượng vũ trang nuôi để tăng gia sản xuất không thuộc diện được nhà nước hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành cho biết, việc hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh hiện nay căn cứ theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ; Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 7/3/2019 kết luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2019, trong đó, mục 7 quy định về việc sửa đổi Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Đối chiếu theo Điều 1 và Điều 2 Nghị định 02 quy định rất rõ: Nghị định quy định việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của các loại hình thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai và các loại dịch bệnh nguy hiểm, được công bố theo quy định pháp luật về thú y, thủy sản, lâm nghiệp và các dịch bệnh công bố dịch theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Đối tượng áp dụng là hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối (sau đây gọi là hộ sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Còn tại Nghị quyết 16 của Chính phủ, thống nhất cho phép: UBND cấp tỉnh sử dụng dự phòng ngân sách của địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn châu Phi buộc phải tiêu hủy để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan, kể cả khi xuất hiện dịch bệnh nhưng chưa được công bố dịch theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ với mức tối thiểu 80% giá thị trường tại thời điểm và tại địa phương có dịch bệnh xảy ra. Đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác, hỗ trợ với mức từ 1,5 đến 2,0 lần so với mức hỗ trợ các loại lợn khác tại thời điểm có dịch bệnh.

Chủ vật nuôi được hỗ trợ khi có lợn buộc phải tiêu hủy không nhất thiết phải đáp ứng điều kiện đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận khi bắt đầu nuôi lợn; trong quá trình triển khai phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, dưới sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp và người dân, không để xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách.

Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp, lực lượng vũ trang… không nằm trong diện được hỗ trợ khi tiêu hủy lợn do nhiễm dịch tả Châu Phi theo quy định tại Nghị định 02 và Nghị quyết 16 của Chính phủ. Chỉ có các đối tượng là hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã là nằm trong diện được hỗ trợ của Nghị định.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất