| Hotline: 0983.970.780

Lợn hung Sìn Hồ sắp tuyệt chủng

Thứ Hai 31/10/2011 , 09:03 (GMT+7)

Giống lợn hung Sìn Hồ (Lai Châu ) - loài lợn đặc hữu của bà con dân tộc nơi đây đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng.

Lợn hung Sìn Hồ 
Giống lợn hung Sìn Hồ (Lai Châu ) - loài lợn đặc hữu của bà con dân tộc nơi đây đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Lợn hung có thịt thơm ngon, tỷ lệ nạc cao trên 80%, thịt mỡ ăn giòn, chắc, khả năng chống chọi với bệnh tật của giống lợn này cũng cao hơn hẳn so với các giống lợn khác. Tuy nhiên nguồn gen quý hiếm này đang có nguy cơ mất đi.

Đặc điểm của lợn hung là mõm dài, lưng võng, bụng thon, chân nhỏ, lông màu vàng, hung nhạt có 6 điểm trắng tại trán, 4 chân và đuôi, mật độ lông dày và dài, lông bờm đậm, có cá thể lông dựng đứng trông giống như lợn rừng, khối lượng cơ thể trưởng thành có trọng lượng tối đa từ khoảng 70 đến 80 kg; sức sản xuất trung bình, ngoại hình thể chất khá đồng nhất, thích nghi với tập quán sinh sống ở địa phương.

Được biết năm 2008, Viện Chăn nuôi Quốc gia từng phối hợp với Phòng NN- PTNT, Trạm Khuyến nông Sìn Hồ, đi điều tra và phát hiện giống vật nuôi quý hiếm này đang có nguy cơ mất đi trong vùng lòng hồ thuộc Dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La. Qua điều tra phát hiện giống lợn hung có tại một số xã vùng thấp như Nậm Cha, Nậm Hăn nhưng tập trung nhiều nhất ở hai xã ở vùng cao là Hồng Thu và Phìn Hồ.

Thống kê của Trạm Khuyến nông Sìn Hồ năm 2008, tổng số đàn lợn của huyện là 45.551 con, trong đó tỷ lệ lợn hung chiếm khoảng 2%. Đứng trước thực trạng số lợn hung ngày càng mất đi và lai tạp với các loại lợn khác, năm 2009 Viện Chăn nuôi  đã kết hợp với Trạm Khuyến nông Sìn Hồ, triển khai phương án nuôi, bảo tồn tại hai bản Phìn Hồ và Seo Lèng 1 của xã Phìn Hồ. Số cá thể lợn hung được chọn nghiên cứu thí điểm là 10 cá thể, trong đó 8 lợn cái, 2 lợn đực, được chọn và nuôi ở 8 hộ gia đình. Thời gian thực hiện từ 1/4 đến 31/12/2009.

Kết quả: Sau thời gian thực hiện, trong 8 nái thì 7 nái đã phối thành công và sinh sản như sau: số lượng giống thuần chủng 49 cá thể; tỷ lệ lông màu đen 22 cá thể, hung 27 cá thể. Theo đánh giá của Viện Chăn nuôi, dự án nuôi, bảo tồn giống lợn hung đã thành công đúng với tiến độ cũng như yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Qua trao đổi với ông Nguyễn Duy Giang - Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Sìn Hồ, được biết sau đợt nghiên cứu thí điểm ở Phìn Hồ đến nay, Viện Chăn nuôi vẫn chưa có phản hồi gì về việc bảo tồn, cũng như kế hoạch phát triển giống lợn quý hiếm này. Hiện cũng không có một số liệu thống kê nào về giống lợn đặc hữu này.

Mặc dù có chất lượng thịt thơm ngon, giá bán cao, nhưng thực tế để bảo tồn và phát triển giống lợn quý này đến nay vẫn chưa có kế hoạch hay nghiên cứu khoa học nào về phương thức chọn lọc và nhân giống, cũng như nuôi dưỡng, quản lý thì việc mai một và tuyệt chủng là điều dễ hiểu.

Chúng tôi có mặt tại gia đình anh Lù A Thào - nguyên trưởng bản Seo Lèng 1, một trong 8 hộ được chọn nuôi thí điểm năm 2009 thì được biết hiện nay cả bản chỉ có duy nhất gia đình anh là còn giống lợn này nhưng cũng đã bị lai tạp đi rất nhiều. Anh Vàng A Giót - cán bộ phụ trách Khuyến nông - khuyến lâm xã cho biết: Năm 2009, xã cũng đã phổ biến kế hoạch bảo tồn giống lợn hung, nhưng rồi sau một thời gian không thấy nói gì nữa.

Tìm hiểu nguyên nhân vì đâu mà giống lợn này ngày một hiếm đi, anh Giót cho biết lý do lợn chậm lớn, trọng lượng không cao; tỷ lệ sinh rất thấp, chỉ 6,5 con/ổ. Hiện nay bà con chỉ phát triển giống lợn ỉ, lông mượt, mõm ngắn, dễ ăn và tỷ lệ sinh cao từ 10 đến 15 con/ổ. Theo anh Giót, nguyên bản giống lợn hung may chăng chỉ còn ở 2 bản là Ngài Chồ và Pa Phang 1 vì đây là những bản xa, giao thông đi lại khó nên các nhà hàng đến tìm mua cũng ít.

Lần theo đầu mối hiếm hoi trên, chúng tôi tìm đến bản Ngài Chồ (xã Phìn Hồ) - một bản có 31 hộ, 153 nhân khẩu, xa quốc lộ, dường như cuộc sống của bà con vẫn còn mang nặng tính tự cung tự cấp. Ông Vàng A Sình, trưởng bản, người có nhiều năm gắn bó với giống lợn hung, cho biết: Lợn hung có nguồn gốc từ lợn rừng, tập tính rất tự nhiên, bà con nuôi theo phương thức thả rông, chúng thích tự kiếm ăn và ở không cần chuồng trại. Cả bản hiện nay chỉ còn 8 cá thể lợn hung.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm