| Hotline: 0983.970.780

Long An - Tiền Giang: Nông dân khốn đốn vì xi măng rởm

Thứ Hai 10/05/2010 , 10:16 (GMT+7)

Những ngày qua nhiều hộ dân trồng thanh long ở hai tỉnh Long An và Tiền Giang đang bức xúc kêu trời vì hàng loạt trụ bê tông thanh long chưa kịp trồng xuống vườn đã bị nứt toác, vỡ vụn...

Chỉ cần dùng tay bẻ hay đập nhẹ, những tảng bê tông cũng bị vỡ vụn

Những ngày qua nhiều hộ dân trồng thanh long ở hai tỉnh Long An và Tiền Giang đang bức xúc kêu trời vì hàng loạt trụ bê tông thanh long chưa kịp trồng xuống vườn đã bị nứt toác, vỡ vụn chỉ vì mua phải xi măng rởm…

BÊ TÔNG RỜI NHƯ… CƠM NGUỘI

Có mặt tại vùng trồng thanh long huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chúng tôi chứng kiến những đống vữa bê tông nát vụn, nhiều cây trụ bê tông bị nứt gãy vẫn còn vứt nằm ngổn ngang trong các khu vườn thanh long. Giữa trưa nắng, chủ vườn Nguyễn Văn Hưng (Tư Hưng), số nhà 221, ấp Hưng Ngãi, xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo đang hì hụi nhặt từng miếng bê tông nát vụn vứt ra phía vệ đường. Gặp chúng tôi, ông Hưng than vãn: “Như vầy mà người ta cứ ra rả quảng cáo là xi măng chất lượng cao, báo hại cho nhà vườn chúng tôi chỉ vì quá tin tưởng vào đại lý phân phối mà nay phải ôm cả đống vụn vữa bê tông bở bục như cám thế này đây, biết chôn đâu cho hết…!?”.

Theo lời ông Hưng kể, gia đình ông có 2 công vườn, đầu năm nay khi vừa gom được mớ tiền vốn, ông Hưng liền đến đại lý vật liệu xây dựng Tám Sơn, ở xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An mua được 28 bao xi măng nhãn hiệu Hà Tiên 2 (giá 61.000 đ/bao) đem về mướn thợ đổ được 180 trụ bê tông để chuẩn bị đến thời vụ trồng thanh long. Ấy vậy mà, khi đổ xong khoảng hai tháng sau khiêng những trụ bê tông này ra vườn ông tá hỏa vì đụng đến trụ nào cũng bị gãy gập thành từng khúc. Không tin vào mắt mình, ông Hưng dùng tay bóp thử những cục bê tông vỡ thấy vữa còn bở bục, rời rạc như… cơm nguội.

Hoảng quá, lập tức ông Hưng chạy lên báo cho đại lý Tám Sơn xuống chứng kiến thực tế; đồng thời tìm những chiếc vỏ bao xem lại nhãn mác thấy ghi sản xuất tại Cty CP Xi măng Hà Tiên 2 (thị trấn huyện Kiên Lương, Kiên Giang), với các ký hiệu số lô: HN033, HN040 và HH001. Kiểm tra kỹ những vỏ bao này, thấy có bao còn “đát” sản xuất, nhưng nhiều vỏ bao chẳng ghi gì, hoặc đã… hết “đát” (?).

Tương tự trường hợp của hộ ông Nguyễn Văn Minh (Tư Lợi), ở số 24, ấp Hưng Ngãi cũng xảy ra hiện tượng này. Ông Minh cho biết, gia đình ông cũng mua xi măng Hà Tiên 2 từ đại lý Tám Sơn về mướn thợ đổ được 190 trụ bê tông để chuẩn bị trồng thanh long. Lúc đầu trộn vữa thấy xi măng không có độ dẻo, thấy bất thường nhưng ông cũng chẳng hề để ý. Đổ xong khoảng một tuần kiểm tra thấy vữa bê tông vẫn còn mềm, bở bục nhưng ông Minh vẫn ráng chờ theo dõi thêm. Vậy nhưng, một tháng sau khi khiêng ra vườn, cả trăm trụ bê tông đều bị gẫy đôi và nứt toác. Nghi ngờ do kỹ thuật pha trộn xi măng ẩu không đúng cách, ông Minh gọi nhóm thợ đến “chất vấn”.

Tuy nhiên, anh Phan Văn Thanh, trưởng nhóm thợ xây khẳng định đã pha trộn đá, cát, xi măng và nước theo đúng tỉ lệ hợp lý. Anh Thanh còn chứng minh từ trước đến nay nhóm thợ chuyên nghiệp vẫn thi công với các công trình lớn như thế chẳng xảy ra tình trạng này bao giờ. Quá bức xúc, ông Minh đã báo lên cho đại lý Tám Sơn, rồi đành phải vội vàng chạy đến đại lý Sáu Có tìm mua xi măng của hãng khác về đổ lại cho kịp thời vụ trồng thanh long.

Người dân đang khốn đốn vì mua hàng xi măng rởm

XÂY NHÀ CŨNG “DÍNH” XI MĂNG RỞM

Có lẽ đau nhất là hộ anh Đặng Phước Trọng, ở khóm 3, thị trấn Tân Trụ, huyện Châu Thành (Long An). Để đầu tư cho 6 công vườn thanh long, mới đây anh Trọng đã đi vay mượn tiền mua được 70 bao xi măng Hà Tiên 2, số lô HN028 (giá 63.000 đ/bao) của đại lý Út Sửng (DNTN Đức Hưng) đem về đổ được 500 trụ bê tông. Vậy nhưng, đến khi khiêng ra vườn anh cũng bất ngờ bởi phân nửa số trụ bê tông bị gãy vụn thành từng khúc, số còn lại các trụ đều bị nứt. Kiểm tra hàng trăm trụ bê tông đều bở bục, gãy vụn không chịu… đông kết khiến anh Trọng vô cùng hoang mang vì cả đống tiền đổ vào cả khu vườn bỗng dưng biến thành vụn vữa!

“Nếu phải đập bỏ hết thì xót quá nên tui đành phải “chữa cháy” bằng cách mua thêm xi măng về hàn các vết nứt để ráng tận dụng. Nào ngờ, khi tưới nước vào các trụ bê tông này cũng không chịu nổi gãy đổ hết…”, anh Trọng thở dài ngao ngán. Không chỉ riêng các hộ dân đổ trụ bê tông trồng thanh long mà gia đình bà Trương Thị Hoa, ấp Hưng Ngãi, xã Đăng Hưng Phước mua xi măng Hà Tiên 2 về làm nhà, đổ nền, ngõ nhưng cũng bị “dính” hàng “xi” rởm. Vác cả đống vỏ bao ra quăng trước nhà, bà Hoa ấm ức: “Khổ quá, gia đình tôi dành dụm được ít tiền tính làm lại căn nhà lá ọp ẹp này, vậy mà…?!”.

Nói rồi bà Hoa đưa cho chúng tôi xem tảng bê tông bà vừa dùng tay cậy ra từ những vết nứt toác bên trái nhà, bóp nhẹ cục vữa xi măng tan ra rời rạc như… cơm nguội. Theo lời bà Hoa kể, đầu năm bà đã mua 22 bao xi măng Hà Tiên 2 của đại lý Tám Sơn (với giá 62.000 đ/bao) về đổ nát nền nhà, ngõ và các công trình phụ… nhưng đến nay phát hiện thấy nền xi măng bị bong tróc hết. Trên mặt ngõ phía sau nhà đều bị nứt toác, chỉ cần dùng tay cậy nhẹ những vết rỗ trong nền nhà bở bục vữa xi măng bay bụi mù.

Về đây tìm hiểu, chúng tôi nghe bà con xôn xao than vãn về hàng xi măng rởm gây thiệt hại lớn nhưng chẳng biết kêu ai. Ngoài những hộ dân vừa kịp phát hiện ra “sự cố” xi măng rởm chưa biết phải xử lý thế nào thì nhiều hộ dân khác cũng đang hoang mang vì hàng loạt trụ bê tông vừa đổ xong còn đang nằm ngoài sân chờ... kết quả! Gặp chúng tôi, nhiều người dân vác cả đống vỏ bao và giấy hóa đơn mua hàng ra bức xúc phân trần, yêu cầu phía đại lý và nhà máy phải đền bù thiệt hại cho dân.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm