| Hotline: 0983.970.780

Long Mỹ phát triển nông nghiệp bền vững và 2 đề án hiệu quả cao

Thứ Ba 04/10/2022 , 09:36 (GMT+7)

Theo Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ- ông Nguyễn Thanh Giang, huyện đang triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững và Đề án Hậu Giang Xanh,

Ông Nguyễn Thanh Giang cho biết: Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững và Đề án Hậu Giang xanh là hai đề án đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội tích cực. Để có kết quả bước đầu đó, huyện đã tích cực cụ thể hóa các văn bản của tỉnh, đồng thời phối hợp với các ngành, các cấp triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Cụ thể: Chú trọng công tác tuyên truyền trong nội bộ cán bộ làm cơ sở để thông tin, tuyên truyền đến các tổ chức kinh tế tập thể, người dân hiểu và tích cực tham gia. Xây dựng tài liệu hỏi đáp về các Đề án với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm triển khai có hiệu quả các Đề án của tỉnh trên địa bàn huyện.

Đối với Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững, huyện đã phối hợp với các sở, ngành tỉnh lựa chọn xong 3 hợp tác xã tham gia đề án. Bên canh đó, trong năm 2022, huyện cũng đã triển khai hỗ trợ các hợp tác xã tham gia Đề án xây dựng kế hoạch sản xuất, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống, vật tư phục vụ sản xuất, hỗ trợ xây dựng mã vùng trồng, tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm của các hợp tác xã tham gia.   

Đối với Đề án Hậu Giang xanh, huyện đã chỉ đạo Ban QLDA đầu tư xây dựng phối hợp với các ngành chuyên môn triển khai hỗ trợ dự án xe thu gom rác thải, thùng chứa rác thải, xây dựng bể chứa bao gói thuốc BVTV, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường.

Empty

Ông Nguyễn Thanh Giang, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ. Ảnh: NH.

Về gói xây dựng (hố chứa bao gói thuốc BVTV) đã xây dựng 260/260 hố, chiếm 100%. Về gói thiết bị (xe thu gom rác sinh hoạt, xe thu gom bao gói thuốc BVTV, thùng rác, cây xanh) đã giao 50/50 xe thu gom bao gói thuốc BVTV, chiếm 100%; 369/369 thùng rác, chiếm 100%; 12.170/12.170 cây Sao Đen, chiếm 100%; 133/133 xe thu gom rác sinh hoạt chiếm 100% và đã triển khai đến các ấp trên địa bàn các xã, thị trấn.  

Đến nay, UBND cấp xã đã rà soát, củng cố thành lập mới 32 Tổ vệ sinh môi trường trên tổng số 50 ấp trong huyện. Các xã, thị trấn đã được phân bổ kinh phí từ đầu năm 2022 để hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường theo Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh, đã triển khai chính sách hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường đã được cũng cố và đi vào hoạt động. Và đã tuyên truyền, vận động người dân đóng góp hỗ trợ kinh phí cho Tổ vệ sinh môi trường với số tiền từ 15.000đ-20.000đ/hộ/tháng.

Về tần suất thu gom của các Tổ 2 lần/tuần vào ngày thứ hai, thứ tư theo lịch trình của Công trình Đô thị thu gom. Rác thải sau khi được Tổ vận chuyển đến nơi tập kết đã được chọn ở đơn vị đã làm việc cùng với Công ty công trình đô thị số 3 thì công ty sẽ thu gom và vận chuyển về bãi rác tập trung để xử lý.  

Đến thời điểm này, huyện đã triển khai thực hiện hai Đề án đảm bảo đúng mục tiêu và tiến độ đề ra, hiệu quả mang lại tích cực không chỉ trong nhận thức của cán bộ, các tổ chức kinh tế tập thể, người dân mà còn hiệu quả trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường nông thôn.

Thưa ông, hiện nay trên địa bàn huyện Long Mỹ có Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang cũng là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của vùng ĐBSCL với diện tích 5.200ha. Với lợi thế này huyện Long Mỹ đã tập trung nguồn lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thu hút đầu tư để tạo đà bứt phá như thế nào?

Tỉnh đã xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giúp người dân hướng đến tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, thích ứng dần với kinh tế thị trường.

Trên cơ sở đó, huyện luôn phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất. Đồng thời trang bị kiến thức cho người dân để họ có thể tiếp cận nhanh và hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, những nội dung công việc cụ thể được triển khai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thu hút đầu tư để tạo đà bứt phá bao gồm:

Tập trung công tác tuyên truyền trong cán bộ, nhân dân, các công ty, doanh nghiệp hiểu, thông suốt các cơ chế, chính sách của tỉnh đối với việc triển khai thực hiện dự án tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng nhằm tạo ra quỹ đất sạch để thu hút các công ty, doanh nghiệp vào đầu tư, xây dựng các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ từ hệ thống đường, cầu giao thông nội bộ, giao thông kết nối với các tuyến đối ngoại đến hệ thống điện, nước, kho bãi, khu điều hành,vận hành bộ máy,… để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài tại Khu.

Xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện của địa phương để người dân có thể tham quan, học tập và ứng dụng. Hỗ trợ, tập huấn người dân các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nhằm giúp họ có thể tiếp cận ngay với công nghệ trong nông nghiệp khi nhà nước hoặc các công ty, doanh nghiệp triển khai các mô hình, dự án liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Empty

Cây mãng cầu thích hợp trồng trên đất phèn, trũng thấp, cho hiệu quả kinh tế cao ở huyện Long Mỹ. Ảnh: NH.

Kết quả đến nay có hơn 10.000 hộ nông dân được đào tạo, tập huấn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình canh tác ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp bao gồm: ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tự động hóa trong nông nghiệp,…. đã giúp người dân tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và thích ứng ngày càng tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang được đầu tư hoàn thiện dần các hạng mục chính, cấp thiết phục vụ cho hoạt động mời gọi đầu tư.

Đến nay đã thu hút được 5 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 350,048 tỉ đồng, quy mô khoảng 288,46 ha góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động nông thôn tại địa phương vào làm việc cho các doanh nghiệp, công ty và một số nhà thầu đang triển khai thi công xây dựng công trình.

Đồng thời, từng bước giới thiệu, ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nền sản xuất nông nghiệp của người dân, thay đổi thói quen sản xuất nông nghiệp theo truyền thống. Từng bước tạo đổi mới, đột phá ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của huyện Long Mỹ và lan toả ra các địa phương khác của tỉnh Hậu Giang.

Xin ông cho biết thêm về việc triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ, giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025”?

Long Mỹ đặc thù là vùng đất phèn, chịu tác động của xâm nhập mặn và xa các trung tâm tiêu thụ nông sản lớn nên việc đẩy mạnh đa dạng hóa cây trồng còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện nên việc tái cơ cấu ngành nông nghiêp trên địa bàn huyện đã từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, cụ thể:

Diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện là 17.790ha, trong đó, mô hình liên kết bao tiêu lúa ở các cánh đồng lớn tăng từ 12,4% (2015) lên 82,6% (2020). Dự án VnSAT hỗ trợ kỹ thuật canh tác lúa đã giúp cho nông dân giảm lượng giống gieo sạ từ 220kg/ha xuống còn 80 – 120kg/ha, nhiều mô hình sạ định vị đã giảm lượng giống xuống mức 36 – 60kg/ha nhưng vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách trồng truyền thống của người dân.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.