| Hotline: 0983.970.780

LPbank Bảo Lộc không thể đổ trách nhiệm lên khách hàng

Thứ Ba 18/07/2023 , 15:09 (GMT+7)

Quản trị yếu kém để nhân viên lừa lấy tiền, LPbank Bảo Lộc thoái thác trách nhiệm, yêu cầu khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho những khoản vay họ không được nhận...

Theo báo cáo của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), qua kiểm tra có 18 khách hàng do ông Trần Mạnh Cường, nhân viên tín dụng, thực hiện công tác cho vay với tổng dư nợ hơn 33 tỷ đồng. Số tiền 18 khách hàng báo chưa nhận được theo hồ sơ giải ngân của ngân hàng là 12,8 tỷ đồng. Trong đó, huyện Di Linh có 10 khách hàng, TP Bảo Lộc có 7 khách hàng và huyện Bảo Lâm có 1 khách hàng.

Theo xác minh của phóng viên, từ tháng 10/2022 đến cuối tháng 3/2023, ông Trần Mạnh Cường phụ trách thực hiện hoàn tất các hợp đồng tín dụng thế chấp cho vay đối với 18 khách hàng trên. Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay tiền, ông Cường đã tìm cách chuyển một phần tiền vay của khách hàng vào một số tài khoản khác.

Sự việc vỡ lở, 18 khách hàng trên bỗng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, bị ngân hàng treo nợ xấu. Trong số đó, có nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không được giải ngân đúng số tiền vay (nhận được ít hơn số tiền vay). Tuy nhiên, ngân hàng LPbank vẫn “mặc định” khoản lãi theo số tiền đã giải ngân…

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn.

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng, cần khởi tố điều tra hành vi vi phạm: “Vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản quá rõ ràng. Do đó, cơ quan Cảnh sát điều tra cần vào cuộc điều tra, đồng thời khởi tố vụ án, khởi tố bị can để làm rõ hành vi vi phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người có liên quan". 

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng cho rằng, ngân hàng LPbank không thể thoái thác trách nhiệm trong vụ việc này: “Giám đốc chi nhánh hay Giám đốc phòng giao dịch không thể nói không biết vụ việc này. Việc giải ngân vốn vay phải thông qua nhiều khâu kiểm soát chặt chẽ và phức tạp. Bởi vậy, khi vụ việc vỡ lở không thể nói ngân hàng không có trách nhiệm được.

Tôi đề nghị kiểm tra lại toàn bộ quy trình thủ tục về việc cho vay để làm rõ sai từ khâu, từ đó quy trách nhiệm cho cá nhân có liên quan tới vi phạm. Bên cạnh đó, cần làm rõ trách nhiệm của ngân hàng, cụ thể từng cá nhân có liên quan trong việc quản lý tín dụng để làm rõ để trừng trị thích đáng những đối tượng vi phạm (nếu có)".

Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, khách hàng không có trách nhiệm phải chịu khoản lãi cho toàn bộ số tiền giải ngân nhưng không chuyển đủ cho người vay.

“Người nhận tiền vay phải có phiếu ký nhận rõ ràng, hoặc chuyển vào tài khoản của người vay. Tại sao ngân hàng lại có thể chuyển tiền một cách đơn giản như vậy, trong khi đó không phải là tài khoản người vay. Làm gì có chuyện khách hàng phải chịu trách nhiệm với khoản lãi vay khi tiền vay không được chuyển vào tài khoản của họ”, ông Phạm Văn Hòa nhận định.

Luật sư Trần Đức Phương, Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng, vụ việc là hệ quả của việc quản trị yếu kém của ngân hàng dẫn đến hành vi trục lợi của nhân viên tín dụng. 

18 khách hàng của LPBank Bảo Lộc (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) bị nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tổng số tiền gần 13 tỷ đồng. Ảnh: Minh Hậu.

18 khách hàng của LPBank Bảo Lộc (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) bị nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tổng số tiền gần 13 tỷ đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Luật sư Trần Đức Phượng nhận định, trong vụ việc này có thể thấy rõ, nhân viên tín dụng lợi dụng kẽ hở trong quản lý nghiệp vụ của ngân hàng, sự thiếu trách nhiệm của nhân viên giải ngân, thậm chí có sự cả nể đồng nghiệp, để Trần Mạnh Cường rút tiền trót lọt.

“Nhân viên tín dụng đã có hành vi lừa dối nhân viên ngân hàng khác trong nghiệp vụ, bằng việc nộp các giấy yêu cầu giải ngân của người vay (có chữ ký của người vay, hoặc thậm chí là ký giả) để lấy tiền. Trong trường hợp chữ ký trên giấy tờ yêu cầu giải ngân là giả thì nhân viên tín dụng thì hành vi này được xem là lừa dối ngân hàng. Việc này nằm ngoài ý chí của người vay tiền.

Vụ việc xảy ra tại TP Bảo Lộc, người vay tiền là ông Hùng và ông Việt đều không trực tiếp đến ngân hàng làm thủ tục giải ngân (thủ tục giải ngân do nhân viên Cường làm). Do đó, nếu ngân hàng làm đúng quy trình nghiệp vụ thì ông Cường không thể chiếm đoạt được tiền. Như vậy, có đủ chứng cứ xác định ngân hàng là nạn nhân, bị nhân viên Cường lừa dối, còn người vay chỉ là người liên quan”, luật sư Phượng cho hay. 

Như vậy, tài sản bị mất ở đây là tài sản của ngân hàng, các ông Hùng, Việt... không phải chịu trách nhiệm trả gốc, lãi cho những khoản tiền mà ngân hàng bị chính nhân viên của mình lừa lấy mất.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.