| Hotline: 0983.970.780

'Lũ quái' giữa mùa khô hạn quét phăng nhiều tỷ đồng

Thứ Sáu 27/03/2015 , 21:10 (GMT+7)

Trong khi nhiều tỉnh, thành đang căng mình chống chọi hạn hán thì tại Quảng Nam xuất hiện một đợt lũ bất thường gây thiệt hại lớn cho hoa màu. Hàng chục ha dưa hấu sắp thu hoạch ở huyện Đại Lộc bị nước lũ nhấn chìm, thiệt hại ước tính nhiều tỷ đồng.

Chiều ngày 27/3, PV NNVN có mặt tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam chứng kiến những ruộng dưa hấu, đủ đủ, lạc… bị nước nhấn chìm. Để vớt vát những những gì, rất nhiều hộ dân chèo ghe, thuyền bơi giữa dòng nước lũ vớt dưa đem bán.

Cùng người con trai kéo ghe vớt dưa trong dòng nước lũ đục ngầu, bà Nguyễn Thị Bảy, thôn Mỹ Thuận, xã Đại Nghĩa lấy những quả dưa nổi trên mặt nước cho vào ghe, buồn bã: “Mới chiều qua thôi, 8 sào dưa này đang nằm trên ruộng, quả nào quả nấy sắp chín đẹp lắm. Thương lái đến đặt cọc giá 3.200 đ/kg, rứa mà, mới sáng nay đến giờ, bị nước lũ nhấn chìm”.

20-36-48_nh-1
Chòi canh dưa bị nước lũ bủa vây

Theo bà Bảy, nước ngập đến đâu, dưa nổi lên mặt nước. Nếu không thu gom, rác thải từ thượng nguồn đổ về sẽ bị cuốn trôi. Do đó, không riêng gì bà, mà rất nhiều hộ dân khác, tranh thủ lội nước, hái được quả nào thì hái. Nhưng đến chiều nay, nước lên quá nhanh, bà con không dám lội vì sợ bị cuốn trôi.

Đồng cảnh ngộ, chị Trương Thị Lào, thôn Hòa Thạch, xã Đại Quang, trồng 12 sào hấu vên sông Vu Gia. Từ sáng đến chiều, chị huy động anh em, làng xóm giúp chị lội nước lũ vớt dưa.

Theo chị Lào, chị bỏ ra 24 triệu đồng mua phân bón, giống và thuê người chăm sóc. Một sào dưa đạt năng suất 1-1,5 tấn, với giá bán giá rẻ nhất là 3.000 đ/kg thì chị sẽ thu được khoảng 60 triệu đồng/12 sào dưa. Thế nhưng, lũ về đã cướp sạch.

“Nước lũ lên quá nhanh, có nơi ngập 1-2 m, thấy dưa nổi lềnh bềnh nhưng không vớt được, vì nước chảy mạnh. Từ sáng đến giờ vớt được 5 tấn, dưa chưa chín nên thương lái chẳng mua. Hiện mang về, ai mua được giá nào cũng bán, vớt vát tiền phân bón”, chị Lào chua xót.

20-36-48_nh-12
Nhìn 4 sào đu đủ, ông Nguyễn Đình Cảo (73 tuổi) thôn Mỹ Thuận, xã Đại Nghĩa không có cách nào cứu chữa

Chẳng khác gì những người trồng dưa nói trên, ông Nguyễn Đình Cảo (73 tuổi) thôn Mỹ Thuận, xã Đại Nghĩa, nhìn ruộng đu đủ ngập nước mà vô phương cứu chữa.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quảng Nam cho biết: Trong mấy ngày qua ở thượng nguồn các con sông có xuất hiện mưa lớn, dẫn đến nước hạ du lên. Từ ngày 24-27/3, tại trạm thủy văn Hiệp Đức tổng lượng mưa đo được 409 mm; Thành Mỹ 211 mm; Khâm Đức 399 mm và Tiên Phước 275 mm.

Ông Cảo cho biết: “Trận lũ này quá bất thường! Ai đời, mới đầu tháng 2 âm lịch mà lũ về. Sống gần hết đời người ở đây mà chưa thấy cơn lũ nào quái ác như rứa. Vườn đủ 4 sào sắp ra quả bị ngập nước, nay mai nắng lên thối thân chết sạch. Nước lũ cướp của tui 20 triệu đồng rồi”.

Theo thống kê phòng NN-PTNT huyện Đại Lộc, nước lũ nhấn chìm hơn 50 ha hoa màu ven sông Vu Gia. Trong đó, có hơn 30 ha dứa hấu. Hiện nước đang lên, chắc chắn số diện tích bị ngập sẽ tăng lên.

Trong một diễn biến khác, tại nhiều diện tích lúa đang trổ bông dọc những con sông suối trên địa bàn huyện Phú Ninh, Nông Sơn, Quế Sơn bị nước nhấn chìm, số lúa này đang trổ bông, bị nước lũ ngâm, chắc chắn năng suất sẽ giảm.

Hiện trận lũ bất thường này, tỉnh Quảng Nam chưa thống kê được thiết hại. Tuy nhiên, riêng huyện Đại Lộc, thiệt hại về dưa hấu lên vài tỷ đồng đồng. Ngoài ra, chưa kể, nhiều diện tích đu đủ, ớt, lạc, dưa chuột… bị mất trắng.

Một số hình ảnh do PV NNVN ghi lại chiều 27/3:

20-36-48_nh-3
Nước ngập, dưa nổi

20-36-48_nh-4
 Cố gắng vớt dưa, người dùng sào kéo vào, người đưa dưa lên bờ

20-36-48_nh-5
Nếu không vớt, nước lũ kéo theo rác thải cuốn dưa đi

20-36-48_nh-6
Nước ngập sâu, dùng ghe vớt dưa

20-36-48_nh-7
Nước lũ về quá nhanh, người dân trở tay không kịp

20-36-48_nh-8
Dưa được chất đầy ghe…

20-36-48_nh-9
…nhưng chẳng biết bán cho ai, khi chưa chín

20-36-48_nh-10
12 sào dưa, nhưng chị Trương Thị Lào chỉ thu được gần 5 tạ

20-36-48_nh-11
Không chỉ có dưa, lạc cũng bị nước lũ nhấn chìm.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm