| Hotline: 0983.970.780

Lừa gạt tràn khắp làng quê: Mượn hội thảo bán hàng trái phép

Thứ Ba 30/12/2014 , 09:12 (GMT+7)

Dưới vỏ bọc là người của các công ty, nhiều đối tượng mò về tận từng thôn xóm mở “hội thảo” rồi bán sản phẩm. Chiêu trò cũ mèm, thế nhưng không ít nơi dân vẫn cứ... dính!/ Trò "bán hàng trả góp"!

* Hội thảo đến... tận thôn

* Nhập 40 nghìn, bán 700 nghìn dù khuyến mại 50% 

Tháng 9/2013, được một số cơ quan chức năng cấp tỉnh và huyện cho phép, nhiều đối tượng đã nhân danh Cty CP ĐT và PT Công nghệ Việt Vina đã về xã Hội Sơn (Anh Sơn - Nghệ An) mở hội thảo tuyên truyền giải pháp vệ sinh ATTP và giới thiệu công nghệ khử độc bằng sản phẩm máy Ozone 0Z-02.

Ngay tại hội thảo, sau khi quảng cáo bằng những lời có cánh, các đối tượng đã bán được hàng loạt sản phẩm cho người dân. Điều kỳ lạ là họ còn bán kèm thêm điện thoại Viettel Sumosim V6210. 

Chỉ có điều việc làm kỳ lạ đó khiến một số người quay sang nghi ngờ chính sản phẩm máy Ozone nên lập tức trả lại hàng.

Đến tháng 3/2014, cũng tại Hội Sơn, lại xuất hiện một nhóm đối tượng khác nhân danh Cty TNHH TM quốc tế Việt Nhật (đóng tại quận Hà Đông, TP Hà Nội) về mở hội thảo tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Trong quá trình tổ chức hội thảo, các đối tượng đưa đèn xách tay sử dụng năng lượng mặt trời ra bán. Khi bị chính quyền địa phương “hỏi thăm”, họ lập tức trưng ra bản kết quả thử nghiệm các sản phẩm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp, kèm theo một số giấy tờ liên quan đến chương trình khuyến mại...

Theo công an xã Hội Sơn thì các đối tượng này vờ hội thảo để bán sản phẩm với giá “cắt cổ” trong khi không ít người cứ tưởng mua được hàng rẻ.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, Trưởng ban Công an xã Hội Sơn, cho biết: “Đèn xách tay sử dụng năng lượng mặt trời mặc dù đã được khuyến mại giảm giá tới 50% mà vẫn bán cho dân với giá 700 nghìn đồng/chiếc (!).

Khi chúng tôi kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì phát hiện giá nhập ghi trên hóa đơn GTGT của loại đèn này chỉ có... 40 nghìn đồng/chiếc. Thấy người dân bị “móc túi” tới gần 18 lần giá mua kèm theo việc họ bán hàng sai quy định của Sở Công thương, nên Công an xã Hội Sơn lập tức đình chỉ hội thảo”.

Tại các xã Xuân Tường, Ngọc Sơn, Hạnh Lâm (Thanh Chương)... cũng thường xuyên xuất hiện nhiều đối tượng nhân danh công ty, mò về tận các thôn tổ chức "hội thảo". Bằng việc tung hứng lên tận mây xanh công năng chữa bách bệnh của các sản phẩm, kèm theo việc tổ chức siêu âm, khám bệnh miễn phí tại chỗ cho người dân, họ đã đánh trúng tâm lý của không ít người cao tuổi, phụ nữ và những người mắc bệnh nan y để bán sản phẩm.

Một bác 60 tuổi ở xã Xuân Tường phản ánh: “Một công ty về giới thiệu sản phẩm có tác dụng chữa nhiều bệnh tuổi già. Tôi lọ mọ đi vay tiền về mua 3 lọ hết trên 2 triệu đồng, uống không thấy tác dụng gì. Gần đây khi nghe mọi người nói đó chỉ là thực phẩm chức năng, không có tác dụng chữa bệnh mới biết mình bị lừa”.

Chị Phạm Thị Hằng, trú tại xóm 4, xã Xuân Tường cho biết: “Mẹ tôi khi nghe họ giới thiệu là thuốc chữa được tất cả các bệnh tuổi già cũng bỏ tiền mua 2 hộp nhưng rất may khi mang về nhà thì nghe một số người bảo đó chỉ là thực phẩm chức năng nên đem ra trả lại. Suýt nữa mất tiền oan”.

Sự việc gây chú ý nhất tại Nghệ An diễn ra giữa tháng 3/2013. Một số đối tượng nhân danh Cty CP Dược phẩm quốc tế Thăng Long đến Phòng Y tế huyện Thanh Chương xin tổ chức hội thảo, giới thiệu sản phẩm. Cuộc hội thảo vào ngày 18/4/2013 tại xã Hạnh Lâm.

Tại đây, người ta đưa máy siêu âm vào khám bệnh miễn phí. Họ hướng dẫn người bệnh nên mua các loại sản phẩm để chữa trị. Thế nhưng, sau khi mua về, một số người dân tình cờ bóc nhãn một sản phẩm (in bằng tiếng Việt) ra xem thì phát hiện lớp bên trong có một nhãn mác khác in toàn chữ Trung Quốc.

Hai nhãn này được dán chồng khít lên nhau, rất khó phát hiện. Điều này khiến nhiều người đem ra trả lại. Sự việc đến tai chính quyền xã và cuộc hội thảo bị đình chỉ ngay sau đó.

Sự việc tương tự cũng từng xảy ra tại một số huyện khác như Diễn Châu, Đô Lương... Điều đáng nói là dù trong công văn gửi phòng Y tế các huyện, Sở Y tế và Chi cục ATVSTP đều lưu ý là chỉ được mở hội thảo, không được khám bệnh, bán thực phẩm chức năng tại hội thảo nhưng trên thực tế, phần lớn các đối tượng đều “xé rào” bán hàng kiếm lãi bất chính.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm