| Hotline: 0983.970.780

Đường sắt TP.HCM - Cần Thơ sẽ khởi công trước năm 2030

Thứ Năm 20/02/2025 , 14:03 (GMT+7)

Bộ GTVT sẽ phấn đấu khởi công dự án đường sắt nhẹ TP.HCM - Cần Thơ, đi qua 6 tỉnh, thành phố, trước năm 2030. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 238.616 tỷ đồng.

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1.435mm, với vận tốc thiết kế 120km/h đối với tàu hàng và 160km/h đối với tàu khách.

Đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, tổng đầu tư 9,8 tỷ USD, sẽ khởi công trước năm 2030. Ảnh: Internet.

Đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, tổng đầu tư 9,8 tỷ USD, sẽ khởi công trước năm 2030. Ảnh: Internet.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 238.616 tỷ đồng (tương đương 9,84 tỷ USD), được chia thành hai giai đoạn. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng đường đơn từ ga An Bình (TP. Dĩ An, Bình Dương) đến ga Cần Thơ (quận Cái Răng, TP. Cần Thơ), với tổng chiều dài tuyến là 175,2km. Trong đó, đoạn tuyến trên nền đất dài 76,6km (chiếm 43,72%), còn lại 98,6km là hệ thống cầu cạn và cầu vượt sông (chiếm 56,28%).

Tổng mức đầu tư giai đoạn này ước tính 173.643 tỷ đồng (7,16 tỷ USD), trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy hoạch khoảng 45.675 tỷ đồng, bao gồm chi phí dự phòng khối lượng. Ở giai đoạn 2, toàn tuyến sẽ được nâng cấp thành đường đôi với tổng vốn đầu tư sơ bộ khoảng 64.973 tỷ đồng (tương đương 2,7 tỷ USD).

Theo dự thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ do Liên danh tư vấn TEDI SOUTH-TRICC-TEDI lập, dự án có điểm đầu tại ga An Bình thuộc phường Dĩ An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Điểm cuối tại ga Cần Thơ thuộc phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Tuyến sẽ đi qua 6 tỉnh/thành phố, gồm Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ.

Liên danh TEDI SOUTH-TRICC-TEDI đề xuất, giai đoạn hoàn thiện, tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi khổ đường 1.435mm, điện khí hóa.

Trong đó, giai đoạn 1 xây dựng đường đơn từ An Bình-Cần Thơ với tổng chiều dài tuyến 175,2km, gồm nền đất (chiều dài 76,6km, chiếm tỷ lệ 43,72%) và công trình cầu (cầu cạn, vượt sông chiều dài 98,6km, chiếm tỷ lệ 56,28%).

Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ có vận tốc thiết kế đối với tàu hàng là 120km/h; tàu khách là 160km/h.

Với quy mô đầu tư này, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 xây dựng đường đơn và giải phóng mặt bằng tổng thể là 173.643 tỷ đồng (tương đương 7,16 tỷ USD), trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy hoạch khoảng 45.675 tỷ đồng (bao gồm chi phí dự phòng khối lượng).

Giai đoạn 2 đầu tư nâng cấp toàn tuyến lên đường đôi, sơ bộ vốn đầu tư khoảng 64.973 tỷ đồng (tương đương khoảng 2,7 tỷ USD) chưa bao gồm phí tài chính cho dự án. Tính chung, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án cả 2 giai đoạn khoảng 238.616 tỷ đồng (khoảng 9,84 tỷ USD), theo hình thức đầu tư công.

Xem thêm
Ông Đoàn Văn Đảnh làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bến Tre

Bến Tre Ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre được Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Tỉnh bang Canada sẵn sàng chia sẻ các nghiên cứu nông nghiệp với Việt Nam

Bộ trưởng Warren Kaeding sẵn sàng trao đổi với Việt Nam các ứng dụng khoa học và công nghệ vào nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Trà Sơn, tay em cầm nhật thực

Câu chuyện kinh tế trang trại, làm giàu nhờ trang trại từ vùng Trà Sơn, Can Lộc, minh chứng hùng hồn, không có gì tuyệt vời bằng làm giàu ngay chính trên quê hương mình.

Bình luận mới nhất