| Hotline: 0983.970.780

Lươn bị nhiễm trùng máu, thuốc đặc trị như thế nào?

Thứ Ba 17/03/2020 , 10:48 (GMT+7)

Lươn bị nhiễm trùng máu là vấn đề bạn đọc Bùi Văn Út ở ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, An Giang đề nghị Báo Nông nghiệp Việt Nam giải đáp.

Tôi đang nuôi lươn sinh sản, lươn bị nhiễm trùng máu. Tôi đã dùng thuốc Tetracycline, amoxcilin, Doxycylin nhưng lươn không hết bệnh. Nhờ chuyên gia tư vấn giúp.

Lươn bệnh. Ảnh: Bùi Văn Út.

Lươn bệnh. Ảnh: Bùi Văn Út.

Qua nongnghiep.vn, Trung tâm Khuyến nông An Giang trả lời anh Út như sau:

Ương lươn giống đòi hỏi người nuôi phải kiên trì và tuân thủ quy trình ương nuôi nghiêm ngặt đặc biệt là nguồn nước cấp. Do lươn nuôi ở giai đoạn giống nên bộ máy tiêu hóa của lươn chưa hoàn chỉnh so với lươn trưởng thành nên nguồn thức ăn cung cấp cho lươn phải phù hợp với hệ men trong đường ruột của lươn. Do đó ngoài việc lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp như trùn chỉ, anh phải rửa nguồn thức ăn bằng nước muối pha loãng để hạn chế mầm bệnh vốn có thể tồn tại từ nguồn này.

Ngoài ra, anh cần bổ sung thêm men tiêu hóa cho lươn và tăng cường đề kháng bằng Vitamin C. Phải thường xuyên hút hết các cặn bã trong bể ương ít nhất 2 lần/ngày để hạn chế nguồn lây bệnh cho lươn.

Do lươn anh đang nuôi là lươn sinh sản, anh cho biết là lươn bị nhiễm trùng máu. Cũng như các loài thủy sản khác ngoài đặc điểm nhận dạng các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thì có thể chuẩn đoán đó là bệnh gì. Còn có cách nhận biết khác thông qua quy trình xét nghiệm mới đánh giá thực chất đó là bệnh gì mới có cách chữa trị hợp lý. Do anh chỉ chuẩn đoán là bệnh nhiễm trùng máu mà không đưa ra các biểu hiện bệnh như thế nào nên rất khó chuẩn đoán đó là bệnh gì.

Thông thường lươn bị nhiễm trùng máu là do vi khuẩn Aeromonas gây ra có các biểu hiện bệnh như lươn bỏ ăn, bơi lội lờ đờ trên mặt nước, bên ngoài cơ thể xuất hiện các vết lở loét hình tròn hoặc bầu dục, vùng bụng có màu sẫm, hậu môn sưng to, xuất huyết nội tạng.

Cách phòng và trị bệnh lươn bị nhiễm trùng máu

Để phòng và trị bệnh lươn bị nhiễm trùng máu thì nguồn nước đưa vào ương nuôi phải được xử lý bằng thuốc sát khuẩn trước đó 3-5 ngày mới cấp vào bể ương, các loại thuốc sát khuẩn thường được sử dụng như Iodine, thuốc tím liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất. Còn nếu biết thực sự lươn bị nhiễm trùng máu thì dùng các loại kháng sinh như Oxytetracyline hoặc Streptomycine trộn vào thức ăn cho lươn theo hướng dẩn trên bao bì của nhà sản xuất. Cho lươn ăn liên tục 5-7 ngày, chú ý lượng thức ăn cho lươn trong quá trình điều trị bệnh bằng 1/3 đến 1/2 lượng thức ăn lúc lươn khỏe. Thân mến chào anh. Chúc anh nuôi thành công.

Bể nuôi lươn, nhiều con đang bị bệnh chết. Clip: Bùi Văn Út.

Xem thêm
Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'

Hộp nước uống thì chắc chắn không có gì lạ, chúng ta vẫn trông thấy đâu đó hằng ngày. Nhưng có một cái hộp bằng giấy thân thiện môi trường khá lạ và ấn tượng, nhãn hiệu Elix.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số

Nhờ mã số vùng trồng, từng lô rừng được minh định trong cơ sở dữ liệu, giúp các bên thuận tiện theo dõi, giám sát và dễ dàng truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Doanh nghiệp vì cộng đồng 2024: Dấu ấn tự hào của Syngenta Việt Nam

Syngenta Việt Nam vừa được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” tại sự kiện Saigon Times CSR 2024 vì những đóng góp tích cực trên hành trình thúc đẩy nông nghiệp bền vững.