| Hotline: 0983.970.780

Lương tối thiểu vùng năm sau tăng 6,5%

Thứ Hai 07/08/2017 , 13:23 (GMT+7)

Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết sau nhiều lần thương lượng, mức tăng lương tối thiểu vùng năm sau là 6,5%.

Hội đồng tiền lương quốc gia thông báo về mức tăng lương tối thiểu năm 2018. Ảnh: Văn Việt.
 
Sáng nay, Hội đồng tiền lương quốc gia gồm 14 thành viên đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 6,5% (từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng). Với mức này, tiền lương từ vùng I đến vùng IV lần lượt là 3,98 triệu; 3,53 triệu; 3,09 triệu và 2,76 triệu đồng.
 
"Đề xuất ban đầu của đại diện người lao động là tăng lương 13%, trong khi chủ doanh nghiệp từ chỗ không tăng, rút xuống hai phương án là 6,5% và 7%. Cuối cùng, sau ba phiên thảo luận, phương án tăng 6,5% được chọn với 8 phiếu đồng ý, phương án 7% được 6 phiếu đồng ý. Hội đồng quyết định chọn mức 6,5%", Thứ trưởng Lao động Doãn Mậu Diệp - Chủ tịch Hội đồng cho biết.
 
Tuy nhiên, khi được hỏi, đại diện người lao động và chủ doanh nghiệp đều chưa hài lòng với mức tăng trên. Ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động, cho biết ông muốn mức tăng thấp nhất cũng phải bằng năm ngoái là 7,3%.
 
Ông Chính dẫn khảo sát của Tổng liên đoàn tại 17 tỉnh, thành cho kết quả hơn 51% người lao động có thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống; hơn 20% phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; 12% thu nhập không đủ sống và chỉ 16% người lao động có thể có tích lũy.
 
"Theo tính toán của Tổng liên đoàn, nếu mức tăng thấp như trên thì lộ trình lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu theo Điều 91 Bộ luật Lao động phải lùi lại sau năm 2018. Mức tăng này nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp", ông Chính nói.
 
Ông Hoàng Quang Phòng - Đại diện Phòng thương mại và Công nghiệp (VCCI) cho biết, mức tăng trên vẫn khiến "nhiều doanh nghiệp lao đao". "Chúng tôi khảo sát ý kiến nhiều doanh nghiệp, họ khuyến nghị không tăng lương tối thiểu năm nay do nước ta đã tăng lương liên tục suốt 10 năm.Nếu cứ tiếp tục tăng thì doanh nghiệp khó xoay xở", ông Phòng nói.
 
"Doanh nghiệp mong muốn người lao động cải thiện thu nhập thì phải dựa vào năng suất lao động và khả năng cống hiến, chứ không thể cứ trông chờ vào việc tăng lương tối thiểu".
 

Vùng Địa bàn áp dụng:

Vùng I:

– Các quận thuộc thành phố Hà Nội và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây.
– Các quận thuộc thành phố Hải Phòng và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo
– Các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè
– Thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom
– Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An và các huyện Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
– Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vùng II

– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
– Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
– Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
– Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
– Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;
– Các thành phố Hạ Long, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
– Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
– Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
– Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
– Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
– Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
– Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
– Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
– Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
– Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
– Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
– Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
– Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương;
– Huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;
– Thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
– Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
– Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
– Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang;
– Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;
– Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

Vùng III

– Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
– Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
– Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
– Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
– Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
– Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
– Các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
– Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;
– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
– Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
– Huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
– Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
– Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
– Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;
– Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
– Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
– Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;
– Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
– Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên;
– Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
– Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
– Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
– Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
– Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
– Các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
– Các thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;
– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
– Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
– Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
– Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
– Thị xã Bình Minh và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
– Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
– Thị xã Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
– Thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An Giang;
– Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
– Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.

Vùng IV - Địa bàn còn lại

Nguồn: Nghị định 103/2014

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm