| Hotline: 0983.970.780

Malaysia có nhu cầu cấp bách nhập khẩu thịt gà, gạo của Việt Nam

Thứ Năm 02/06/2022 , 17:29 (GMT+7)

Sau đại dịch Covid-19, chiến tranh thương mại, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, khiến giá thịt gà, các sản phẩm từ thịt gà và gạo tại Malaysia tăng cao, nguồn cung khan hiếm.

Tiến sĩ Halim Bin Husin, Chủ tịch Liên hiệp các phòng thương mại Malaysia tìm hiểu thông tin một số sản phẩm của Việt Nam trưng bày tại buổi hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tiến sĩ Halim Bin Husin, Chủ tịch Liên hiệp các phòng thương mại Malaysia tìm hiểu thông tin một số sản phẩm của Việt Nam trưng bày tại buổi hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chia sẻ tại Hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu với thị trường Malaysia và các nước hồi giáo” sáng 2/6 do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Phòng thương mại Phát triển các doanh nghiệp Malaysia tại nước ngoài (Matrade) và Công ty TNHH Beyond World tổ chức, ông Trần Việt Thái, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia cho biết, sau 2 năm gián đoạn do Covid-19, cộng với việc ảnh hưởng của cuộc chiến Nga – Ukraine, nhiều quốc gia đang phải sắp xếp lại chuỗi cung ứng bị gián đoạn. "Đây là cơ hội rất lớn chưa từng có để doanh nghiệp (DN) của Việt Nam và Malaysia nắm bắt tham gia vào chuỗi cung ứng trong quá trình sắp xếp lại", ông Thái nói.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia cho hay, từ khi xảy ra cuộc chiến Nga – Ukraine thì việc xuất khẩu lúa mì từ Nga, Ukraine sang các nước, trong đó có Malaysia đã bị gián đoạn hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực của Malaysia. Vì vậy, trong chuyến thăm vừa qua của Thủ tướng Malaysia, chính phủ Malaysia đã nâng Quota nhập khẩu gạo từ Việt Nam từ 520.000 tấn/năm lên 700.000 tấn/năm để đảm bảo an ninh lương thực. Điều này đặt ra cơ hội lớn cho các DN Việt Nam trong việc xuất gạo từ Việt Nam sang Malaysia. 

Tuy nhiên, ông Trần Việt Thái cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia cần lưu ý sản phẩm có chứng chỉ Halal; cần xây dựng thương hiệu và đưa thương hiệu cao cấp của Việt Nam đến với người tiêu dùng Malaysia tốt hơn nữa; hệ thống phân phối và marketing còn kém hiệu quả, chưa đến được với người tiêu dùng; lưu ý hiện tượng ép giá.

Đặc biệt, nông thủy hải sản phải đảm bảo vùng nguyên liệu, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các quy định riêng về chứng chỉ Halal... Ông Thái nêu ví dụ, vừa qua một doanh nghiệp Việt Nam đã không thể xuất khẩu ớt và các sản phẩm gia vị khác sang Malaysia do dư lượng thuốc BVTV cao so với mức chung.

Tiến sĩ Halim Bin Husin, Chủ tịch Liên hiệp các phòng thương mại Malaysia (DPMM) khuyến nghị các DN Việt Nam nên lấy các chứng nhận Halal để có thể cung ứng các mặt hàng nông sản, thực phẩm thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Malaysia cũng như các nước Hồi giáo. "DN Việt Nam cần nâng cao năng lực để xuất khẩu thêm nhiều thực phẩm sang Malaysia, giúp hạ nhiệt giá thực phẩm đang tăng cao tại Malaysia. Chúng tôi đang có nhu cầu ngày càng tăng nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm đa dạng khác để đa dạng hóa nguồn cung cho người dân Malaysia", Chủ tịch Liên hiệp các phòng thương mại Malaysia nói.

"Hai tuần trở lại đây, giá các mặt hàng lương thực thực phẩm, trong đó có thịt gà tại Malaysia tăng vọt, có những đơn vị tăng giá từ 20-40%. Vì vậy, Malaysia đã ngừng xuất khẩu thịt gà sang một số nước trong đó có Singapore, khiến nhu cầu nhập khẩu của Singapore về thịt gà và nông sản tăng lên. Đây chính là cơ hội đầy tiềm năng để các DN TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung có thể xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường Malaysia, Singapore", ông Thái nói.

Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm hiểu kỹ đối tác để tránh bị lừa đảo.

Ông Raphy MD Radzi, Lãnh sự thương mại, Phòng Thương mại phát triển các doanh nghiệp Malaysia tại nước ngoài cho biết, hiện Malaysia đang thiếu hụt thịt gà, gạo và có nhu cầu tăng cao đột biến. "Malaysia hiện nay đang có nhu cầu cấp bách đối với thịt gà, đặc biệt là thịt gà có chứng nhận Halal để phục vụ khủng hoảng hậu Covid-19. Do đó, Malaysia muốn nhập khẩu gạo, thịt gà của Việt Nam", ông Raphy MD Radzi nói.

Theo ông Raphy MD Radzi, Malaysia là trung tâm trên toàn thế giới cho chuỗi cung ứng các sản phẩm Halal. Dự kiến, năm 2025 giá trị của ngành công nghiệp Halal Malaysia sẽ đạt 14 tỷ USD. Chính vì vậy, Malaysia có hệ sinh thái cho Halal từ việc tư vấn, cung cấp chứng chỉ đến việc phổ biến, đào tạo việc tuân thủ quy định chuẩn Halal… 

Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc ITPC cho biết, thị trường thực phẩm Halal dành cho người Hồi giáo trên thế giới được đánh giá lên tới 1.500 tỷ USD. Đây cũng được nhận định là thị trường khá “màu mỡ” cho doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, năng lực xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt khoản 10,5 tỷ USD trong năm 2021. Khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là địa bàn tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới với khoảng 470 tỷ USD.

Ông Raphy MD Radzi, Lãnh sự thương mại, Phòng Thương mại phát triển các doanh nghiệp Malaysia tại nước ngoài (đeo kính) tìm hiểu về cà phê của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Raphy MD Radzi, Lãnh sự thương mại, Phòng Thương mại phát triển các doanh nghiệp Malaysia tại nước ngoài (đeo kính) tìm hiểu về cà phê của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

"Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thủy sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn. Tuy nhiên, thực tế xuất nhập khẩu thực phẩm của các DN ta vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.

Mỗi năm, nước ta có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm”, ông Trần Phú Lữ thông tin.

Bà Kelly Lương Huệ Hiền, Giám đốc Công ty Beyond World cho biết, trong tháng 10 đơn vị sẽ tổ chức chuyến khảo sát trực tiếp vào thị trường Malaysia, để các DN Việt Nam có thể tiếp cận với các nhà nhập khẩu lớn, phòng thương mại Malaysia để giới thiệu sản phẩm đến đến người tiêu dùng, hệ thống siêu thị, nhà phân phối lớn tại Malaysia.

Malaysia là một trong những thị trường nhập khẩu có tiềm năng rất lớn của Việt Nam tại khu vực ASEAN, mối quan hệ thương mại Việt Nam - Malaysia còn nhiều dư địa đẩy mạnh hợp tác thương mại ở nhiều lĩnh vực như máy móc thiết bị; thực phẩm, đồ uống, nông sản, thủy sản, sản phẩm chăm sóc cá nhân...

Năm 2021, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11, thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Malaysia với kim ngạch thương mại song phương đạt 11,8 tỷ USD. Cả hai nước đang nỗ lực hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và triển vọng hợp tác rất lớn của hai nước.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Khám phá Nhà máy xanh TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.