| Hotline: 0983.970.780

Mãng cầu xiêm chữa hen suyễn

Thứ Sáu 05/07/2013 , 09:42 (GMT+7)

Lá MCX được dùng như bài thuốc làm giảm bệnh chàm trên da. Đặc biệt, phần lõi trái là món ăn tốt cho trẻ bị yếu bàng quang...

Mãng cầu xiêm (MCX), còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm…, có tên khoa học là Annona muricata. Mãng cầu xiêm là loại cây ăn quả nhỏ, có thể cao 6-8 m. Vỏ thân có nhiều lỗ nhỏ màu nâu. Lá có màu xanh đậm, hình trái xoan, thuôn thành ngọn giáo, mọc so le và có mùi thơm nồng. Phiến lá có 7-9 cặp gân phụ.

Hoa mọc đơn độc ở thân hay nhánh già; hoa có 3 lá đài nhỏ màu xanh, 3 cánh ngoài màu xanh-vàng, và 3 cánh trong màu vàng. Nhị và nhụy hoa tạo thành 1 khối tròn. Trái thuộc loại trái mọng kép, lớn, hình trứng phình dài 20-25 cm, màu xanh lục hay vàng xanh, khi chín quá mức sẽ đổi sang vàng. Quả mãng cầu xiêm có gai mềm. Thịt quả ngọt và hơi chua, hạt có màu nâu sậm.

Tại Việt Nam, hạt được dùng như hạt na, nghiền nát trong nước, lấy nước gội đầu để trị chí chấy. Sau đây là một số tác dụng của mãng cầu xiêm:

- Chữa bệnh chàm: Lá MCX được dùng như bài thuốc làm giảm bệnh chàm trên da. Đặc biệt, phần lõi trái là món ăn tốt cho trẻ bị yếu bàng quang cũng như giúp ngừa tật đái dầm thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

- Chữa huyết áp cao: Dùng vỏ trái hay lá MCX, sắc chung với rễ nhàu và rau cần thành nước uống (bỏ bã) mỗi ngày.

- Chữa bệnh hen suyễn: Vỏ cây không chỉ giúp ngừa bệnh hen suyễn mà còn giúp an thần. Loại trà chế biến từ lá MCX giúp làm dịu thần kinh khi bị căng thẳng, đem lại giấc ngủ ngon. Người xưa thường lá MCX như phương thuốc gia truyền giúp an thần.

- Chữa bệnh đường niệu, sỏi thận: Nước ép nạc quả MCX có tác dụng trị bệnh về đường tiết niệu, tiểu ra máu và bệnh đau gan. Nước sắc từ rễ hoặc lá còn non giúp trị bệnh sỏi thận.

- Chữa bệnh tiêu chảy, nôn mửa: Hoa MCX làm giảm chứng tiêu chảy mạn tính.

- Chữa đau nhức các khớp: Nghiền nát lá đắp lên chỗ khớp bị đau nhức sẽ thấy hiệu quả rất rõ rệt.

- Chữa viêm tấy, điều trị vết thương: Chiết xuất từ vỏ cây, cuống, lá và rễ của cây MCX có công dụng kháng khuẩn gây mầm bệnh và nấm gây bệnh. Nước sắc cô đặc từ lá MCX giúp ngừa viêm tấy rất hữu hiệu. Phần nạc (trong quả) dùng làm thuốc đắp lên vết thương giúp mau lành.

- Ngừa giun sán: Hạt MCX nghiền nát uống giúp trị giun sán, ký sinh trùng (rễ cây cũng có tác dụng tương tự).

- Bồi dưỡng sức khỏe: Thành phần vitamin B, C của nạc MCX dùng để chế biến món sinh tố, kem, nước ép rất tốt cho cơ thể.

- Đề phòng cao huyết áp: Lá MCX được dùng để uống như trà giúp ngừa huyết áp.

Gần đây, tạp chí danh tiếng của Hàn Quốc là "Journal of Natural Products" đã đăng tải công trình nghiên cứu cho rằng, nước ép quả MCX có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cao hơn gấp 10.000 lần so với liệu pháp hóa trị mà không hề làm hại các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ.

Tuy nhiên, thông tin này, trong nước ta do chưa có sự nghiên cứu khoa học chuyên sâu nên có nhiều tác dụng chưa thống nhất.

Chú ý, không nên dùng các chế phẩm làm từ lá, rễ và hạt MCX (phần thịt của quả không bị hạn chế) trong các trường hợp phụ nữ có thai. Lá, rễ và hạt có tác dụng gây hạ huyết áp, ức chế tim, người dùng thuốc trị áp huyết cần bàn với thầy thuốc điều trị.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm