| Hotline: 0983.970.780

Mất trắng hàng nghìn ha lúa do ngập nước, dân mót về cho gà vịt ăn

Thứ Tư 07/09/2022 , 09:22 (GMT+7)

Hơn 2.000ha lúa của người dân bị ngập nước mất trắng. Sau khi nước rút, tiếc của người dân gặt lúa về phơi cho gà, vịt ăn.

Trận lũ đầu tháng 8 khiến 2.165ha lúa của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk bị ngập nước, mất trắng, diện tích thiệt hại từ 30 đến 70% là 382ha. Các địa phương có diện tích lúa mất trắng nhiều gồm xã Buôn Triết, xã Đắk Liêng, xã Buôn Tría.

Trận lũ đầu tháng 8 khiến 2.165ha lúa của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk bị ngập nước, mất trắng, diện tích thiệt hại từ 30 đến 70% là 382ha. Các địa phương có diện tích lúa mất trắng nhiều gồm xã Buôn Triết, xã Đắk Liêng, xã Buôn Tría.

Do nước ngập trúng vào thời điểm làm đòng và ngâm suốt 20 ngày nên số lúa này phủ một màu đen của bùn, bốc mùi hôi.

Do nước ngập trúng vào thời điểm làm đòng và ngâm suốt 20 ngày nên số lúa này phủ một màu đen của bùn, bốc mùi hôi.

Đến nay, một số khu vực thấp trũng tại huyện Lắk vẫn còn chìm trong nước. Nhiều diện tích lúa nằm bẹp dí dưới bùn không thể gặt, người dân đành bỏ mặc ngoài đồng.

Đến nay, một số khu vực thấp trũng tại huyện Lắk vẫn còn chìm trong nước. Nhiều diện tích lúa nằm bẹp dí dưới bùn không thể gặt, người dân đành bỏ mặc ngoài đồng.

Ba xã Buôn Triết, Buôn Tría, Đắk Liêng là vựa lúa của huyện Lắk nhưng năm nào cũng chịu thiệt hại do thiên tai. Tuy nhiên, năm nay lũ đến sớm khiến người dân bị thiệt hại hàng toàn.

Ba xã Buôn Triết, Buôn Tría, Đắk Liêng là vựa lúa của huyện Lắk nhưng năm nào cũng chịu thiệt hại do thiên tai. Tuy nhiên, năm nay lũ đến sớm khiến người dân bị thiệt hại hàng toàn.

Do ruộng còn nước, lúa lại dính đầy bùn nên hầu hết diện tích bị ngập bà con buộc phải thu hoặc bằng tay rất nhọc nhằn. Gia đình Nguyễn Công Thịnh (ngụ thôn Liên Kết 2, xã Buôn Tría) làm 5 sào lúa nước đều bị ngập mất trắng. Tiếc của, sau khi nước rút, ông Thịnh gặt về phơi, làm thức ăn cho gia súc.

Do ruộng còn nước, lúa lại dính đầy bùn nên hầu hết diện tích bị ngập bà con buộc phải thu hoặc bằng tay rất nhọc nhằn. Gia đình Nguyễn Công Thịnh (ngụ thôn Liên Kết 2, xã Buôn Tría) làm 5 sào lúa nước đều bị ngập mất trắng. Tiếc của, sau khi nước rút, ông Thịnh gặt về phơi, làm thức ăn cho gia súc.

Nước ngập đúng vào thời điểm làm đòng nên lúa không làm hạt. Sau khi nước rút để lại những bông lúa lép, không thể sử dụng.

Nước ngập đúng vào thời điểm làm đòng nên lúa không làm hạt. Sau khi nước rút để lại những bông lúa lép, không thể sử dụng.

Nhiều người dân nhìn đám ruộng có màu đen sì, rớt nước mắt vì bao nhiêu công sức, vốn liếng đều đầu tư vào đây. Theo người dân do lượng nước kéo về nhanh, cộng với lúa còn xanh nên người dân tranh thủ gặt nhưng không được bao nhiêu nên gây thiệt hại rất lớn.

Nhiều người dân nhìn đám ruộng có màu đen sì, rớt nước mắt vì bao nhiêu công sức, vốn liếng đều đầu tư vào đây. Theo người dân do lượng nước kéo về nhanh, cộng với lúa còn xanh nên người dân tranh thủ gặt nhưng không được bao nhiêu nên gây thiệt hại rất lớn.

Bà Trần Thị Nguyệt (ngụ xã Sơn Cường, xã Buôn Triết) có hơn 1,5ha lúa nước bị ngập mất trắng. Gia đình 3 người của bà Nguyệt tất cả mọi thu nhập đều trông chờ vào làm nông. Khi lúa bị ngập, bà Nguyệt phải nhờ người thân đi gặt nhưng chỉ được 3,5 sào lúa thối mang về phơi. Nhưng số lúa này gặt về chỉ cho vịt, gà ăn chứ lúa lên mầm đắng, người không thể dùng.

Bà Trần Thị Nguyệt (ngụ xã Sơn Cường, xã Buôn Triết) có hơn 1,5ha lúa nước bị ngập mất trắng. Gia đình 3 người của bà Nguyệt tất cả mọi thu nhập đều trông chờ vào làm nông. Khi lúa bị ngập, bà Nguyệt phải nhờ người thân đi gặt nhưng chỉ được 3,5 sào lúa thối mang về phơi. Nhưng số lúa này gặt về chỉ cho vịt, gà ăn chứ lúa lên mầm đắng, người không thể dùng.

Do lúc ngâm nước nhiều ngày dính đầy bùn nên sau khi thu hoạch bà Nguyệt phải phơi cho khô rồi mới tuốt được. Người này còn phải sàng sảy bao nhiêu lần mới lấy được hạt thóc chắc.

Do lúc ngâm nước nhiều ngày dính đầy bùn nên sau khi thu hoạch bà Nguyệt phải phơi cho khô rồi mới tuốt được. Người này còn phải sàng sảy bao nhiêu lần mới lấy được hạt thóc chắc.

Người dân tại huyện Lắk chủ yếu sống bằng nghề canh tác lúa. Cơn lũ đã làm mất trắng hàng nghìn ha lúa nước gần đến thời điểm thu hoạch khiến nhiều người dân gặp khó khăn.  

Người dân tại huyện Lắk chủ yếu sống bằng nghề canh tác lúa. Cơn lũ đã làm mất trắng hàng nghìn ha lúa nước gần đến thời điểm thu hoạch khiến nhiều người dân gặp khó khăn.  

Số lúa người dân thu hoạch về có màu đen, lên mầm do bị ngâm trong nước thời gian dài.

Số lúa người dân thu hoạch về có màu đen, lên mầm do bị ngâm trong nước thời gian dài.

Ông Nguyễn Viết Quang, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Lắk cho biết, đơn vị đã đề nghị UBND huyện đề nghị tỉnh hỗ trợ cho người dân bị ảnh đợt lũ vừa qua từ 1 - 2 triệu đồng tùy theo từng trường hợp. 'Việc mất trắng hàng nghìn ha lúa khiến thu nhập của người dân sẽ bị giảm so với mọi năm. Vấn đề lớn là nguồn lương thực phục vụ cho bà con trong thời gian tới dự kiến sẽ thiếu hụt. Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, do đó với thiệt hại này, lương thực và thu nhập bình quân đầu người năm nay cũng sẽ giảm mạnh', ông Quang nói.

Ông Nguyễn Viết Quang, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Lắk cho biết, đơn vị đã đề nghị UBND huyện đề nghị tỉnh hỗ trợ cho người dân bị ảnh đợt lũ vừa qua từ 1 - 2 triệu đồng tùy theo từng trường hợp. “Việc mất trắng hàng nghìn ha lúa khiến thu nhập của người dân sẽ bị giảm so với mọi năm. Vấn đề lớn là nguồn lương thực phục vụ cho bà con trong thời gian tới dự kiến sẽ thiếu hụt. Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, do đó với thiệt hại này, lương thực và thu nhập bình quân đầu người năm nay cũng sẽ giảm mạnh”, ông Quang nói.

Xem thêm
Đài Loan phát hiện chất Sudan trong nhiều lô bột ớt nhập khẩu

Đài Loan phát hiện chất Sudan trong nhiều lô bột ớt nhập khẩu. Phòng tránh nắng nóng cho tôm hùm. Người dân biên giới sống khổ với bãi rác lộ thiên. HAGL trồng thêm 2.500 ha chuối và sầu riêng trong năm 2024.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Canh lửa rừng giữa cao điểm nắng hạn

Đồng Nai Đang cao điểm mùa khô, vùng Đông Nam bộ có những ngày nắng nóng tới 39 - 40 độ C, khiến cho những cánh rừng càng thêm khô khát. Hiện các đơn vị quản lý rừng đang tăng cường lực lượng tuần tra, canh lửa suốt ngày đêm tại tất cả các khu vực trọng điểm nhằm giữ màu xanh cho rừng.

Phát sinh 20 điểm sụt lún làm đảo lộn đời sống người dân

Bạc Liêu Hạn hán kéo dài và mực nước trên các tuyến kênh, rạch xuống thấp đã khiến nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hồng Dân bị sụt lún. Các cơ quan liên quan đang nỗ lực tìm biện pháp hạn chế thiệt hại, sớm ổn định đời sống người dân.