| Hotline: 0983.970.780

Mavin gỡ 'nút thắt' cho người nuôi gia cầm

Thứ Hai 04/05/2020 , 12:36 (GMT+7)

Vấn đề con giống, quản lý dịch bệnh và kết nối sản xuất là nút thắt nhiều năm qua, khiến chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam chưa thực sự phát triển xứng tầm.

Việt Nam là đất nước có nguồn gien gà lông màu rất đa dạng. Ảnh: Mavin.

Việt Nam là đất nước có nguồn gien gà lông màu rất đa dạng. Ảnh: Mavin.

Việt Nam thuộc tốp 20 nước sản xuất thịt gia cầm lớn nhất thế giới. Việt Nam cũng là quê hương sở hữu các nguồn gen gà lông màu nội quý hiếm, giá trị kinh tế cao, khả năng thích nghi tốt với nhiều vùng địa lý, thời tiết và cách thức chăn nuôi.

Tại Việt Nam, chăn nuôi gà từ quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ truyền thống đã phát triển thành một ngành nghề lớn dần thành quy mô trang trại, gia trại, mở ra cơ hội việc làm và thu nhập ổn định hàng năm cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, các nút thắt về con giống, dich bệnh, thị trường bao lâu qua luôn là rào cản khiến người chăn nuôi gia cầm chưa đi vào được đường ray ổn định để phát triển biền vững.

Đặc biệt, việc chăn nuôi gà trong thời kỳ giãn cách xã hội do dịch Covid 19 vừa qua đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu đối với ngành chăn nuôi gia cầm đang trong quá trình chuyển mình của Việt Nam.

Để từng bước giải quyết các nút thắt này, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư lớn, bài bản vào ngành chăn nuôi gia cầm. Các doanh nghiệp đó, bên cạnh cung cấp con giống chất lượng đã từng bước góp phần mở hướng liên kết chăn nuôi quy mô lớn theo chuỗi, chăn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Gà giống Mavin. Ảnh: Mavin.

Gà giống Mavin. Ảnh: Mavin.

Tập đoàn Mavin là một trong những doanh nghiệp điển hình tiên phong phát triển theo hướng này. Năm 2018, Tập đoàn Mavin đã triển khai nuôi khảo nghiệm nhiều giống gà Ri bản địa tại một số tỉnh phía Bắc, trên cơ sở đó đưa ra yêu cầu cải tiến giống đối với đối tác chiến lược là hãng gà giống Sasso nổi tiếng của Pháp.

Năm 2019, Mavin đầu tư và đưa vào hoạt động Trung tâm Gà giống chất lượng cao tại Hòa Bình, nhập khẩu gà giống bố mẹ của hãng Sasso, chính thức cung cấp con giống Ri Mavin 233 và Gà vàng Mavin 232 ra thị trường với nhiều đặc tính di truyền tiến tiến.

Cụ thể, nếu giống gà Ri thông thường trên thị trường hiện nay lần lượt có trọng lượng 1,6 kg và 2,1 kg ở mốc 80 ngày và 110 ngày, gà Ri Mavin 233 có thể đạt 1,8 kg và 2,4 kg ở các mốc thời gian tương ứng. Hơn nữa, gà Ri Mavin 233 còn có thể rút ngắn thời gian nuôi từ 5 - 10 ngày, giúp người chăn nuôi tiết kiệm tới 300g thức ăn trên 1kg tăng trọng.

Trong vòng 1 năm, gà Ri Mavin 233 và gà Vàng Mavin 232 được cung ứng ra thị trường, quy mô của hệ thống này tăng lên nhanh chóng nhờ đáp ứng ngay được nhu cầu của người nông dân về hiệu quả chăn nuôi, mỗi ngày, hàng vạn con giống được vận chuyển đi khắp mọi miền đất nước.

Giống gà Ri Mavin 233 nuôi tại trang trại của khách hàng. Ảnh: Mavin.

Giống gà Ri Mavin 233 nuôi tại trang trại của khách hàng. Ảnh: Mavin.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Mavin, Việt Nam có lợi thế sở hữu nhiều nguồn gen gà lông màu quý hiếm và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đó là cơ sở quan trọng để Mavin lựa chọn các giống gà bản địa thuần chủng, kết hợp với hãng gà Sasso chọn tạo và phát triển, hướng tới mục tiêu cải tiến chất lượng con giống cho thị trường.

Tuy nhiên, điểm khác biệt của Mavin không chỉ là con giống chất lượng mà còn là bộ giải pháp chăn nuôi hoàn chỉnh, gồm: Quy trình chăn nuôi, công thức dinh dưỡng và quy trình phòng dịch bệnh.

Mavin là một trong số ít các doanh nghiệp chăn nuôi tại Việt Nam sở hữu chuỗi giá trị từ nông trại tới bàn ăn, hoạt động khép kín trong các lĩnh vực: Sản xuất và phân phối con giống; Trang trại chăn nuôi; Thức ăn chăn nuôi; Thuốc thú y và Thực phẩm chế biến. Nhờ đó, Mavin có thể cung cấp giải pháp chăn nuôi hoàn chỉnh và trọn gói cho khách hàng khi tham gia bất kỳ mắt xích nào trong chuỗi giá trị này của Mavin.

Đặc biệt, khách hàng có sẵn quỹ đất và trang trại có thể hợp tác chăn nuôi với Mavin, qua đó sẽ được đảm bảo đầu ra sản phẩm, bảo toàn được thu nhập trước biến động thị trường.

Mavin hiện có liên kết với các hãng sản xuất thiết bị chuồng trại nổi tiếng thế giới như Big Dutchman, Roxell,… có thể giúp người nuôi gà nâng tầm quản lý chuồng trại tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, một con gà từ lúc xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua 3 - 4 tầng trung gian và mỗi tầng giá lại đội lên vài chục phần trăm, khiến cho giá mua từ người chăn nuôi rất thấp nhưng đến tay người dùng lại cao gấp nhiều lần.

Để giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, con đường duy nhất là phát triển các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Đó cũng là hướng phát triển ngành chăn nuôi gà của Mavin hiện nay.

Từ năm 2019, sau khi hoàn thành mục tiêu cải tiến giống, Mavin đã mở rộng liên kết với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, giải quyết trọn vẹn 3 nút thắt của người nuôi gà nhỏ lẻ truyền thống về: Con giống, công nghệ và quy trình chăn nuôi, giúp người chăn nuôi yên tâm về đầu ra ổn định của sản phẩm.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Mavin, hệ thống liên kết này đến cuối năm 2020 dự kiến sẽ mở rộng 200 trang trại gà lông màu trên toàn quốc, hướng tới mục tiêu mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 60 triệu con gà.

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Trồng bưởi đạt chuẩn GlobalGAP, ong mật dập dìu về làm tổ

BÌNH PHƯỚC Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, những vườn bưởi của HTX Bưởi da xanh GlobalGAP Bù Đốp thu hút rất nhiều ong mật về làm tổ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.