| Hotline: 0983.970.780

Mẹo giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

Chủ Nhật 30/06/2024 , 08:49 (GMT+7)

Mắc trào ngược dạ dày thực quản cơ thể rất mệt mọi, khó chịu. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng những mẹo đơn giản để giam triệu chứng trào ngược.

Hiện nay, trào ngược dạ dày thực quản không chỉ xuất hiện ở người lớn mà rất nhiều trẻ nhỏ cũng mắc bệnh ảnh hưởng tới việc ăn uống và hấp thu dinh dưỡng. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thường là ợ nóng, buồn nôn, nôn, hôi miệng đắng miệng, khàn giọng, ho, khó nuốt khi ăn... Đây là bệnh khó điều trị dứt điểm, cần kiên trì theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với duy trì lối sống lành mạnh. Một số biến chứng có thể xảy ra khi trào ngược dạ dày mạn tính không được điều trị dứt điểm như: Thu hẹp thực quản, xuất hiện tiền ung thư thực quản, loét thực quản… Hầu hết mọi người chỉ đi khám khi triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đã rõ ràng và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày nhẹ, bạn có thể chưa cần dùng thuốc mà cần thay đổi thói quen sinh hoạt và áp dụng những mẹo đơn giản tại nhà. Dưới đây là một số mẹo khắc phục trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản, an toàn và hiệu quả:

Uống mật ong pha nước ấm giúp hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Ảnh minh họa

Uống mật ong pha nước ấm giúp hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Ảnh minh họa

Dùng mật ong

Mật ong có chứa nhiều thành phần kháng viêm tự nhiên, hỗ trợ ức chế sự hình thành của khuẩn hại, tiêu diệt vi khuẩn Hp gây trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, mật ong còn hỗ trợ điều tiết dịch vị trong dạ dày và thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc bị tổn thương.

Cách làm: Lấy 2 thìa mật ong nguyên chất pha cùng 100ml nước ấm, uống trước khi ăn sáng. Kiên trì uống trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả cải thiện trào ngược rõ rệt.

Gừng mật ong

Gừng có khả năng hỗ trợ ngừa đầy hơi, khó tiêu, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày rất tốt.

Cách làm: Lấy 3 củ gừng tươi bỏ vỏ rồi rửa sạch, tiếp đó thái lát nhỏ và cho vào lọ thủy tinh ngâm cùng mật ong nguyên chất. Sau khoảng 1 tuần, lấy 2 lát gừng ngâm mặt ong để ăn sau khi bữa. Duy trì ăn gừng ngâm mật ong trong 2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Uống trà gừng

Ngoài việc sử dụng gừng ngâm mật ong, để hỗ trợ khắc phục chứng trào ngược dạ dày, bạn còn có thể uống trà gừng.

Cách pha trà gừng: Dùng 1 nhánh gừng, rửa sạch và băm nhỏ. Đun gừng cùng 300ml nước trong khoảng 10 phút. Lấy nước, chia ra uống trước mỗi bữa ăn.

Uống nước gừng khi ấm là tốt nhất, vì thế không nên trữ lạnh hoặc nấu quá nhiều một lần.

Uống trà hoa cúc

Trà nhoa cúc có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, đặc biệt là bisabolol, apigenin có khả năng hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ chống dị ứng, hỗ trợ ngừa quá trình oxy hóa, kích thích tái tạo niêm mạc mới, hỗ trợ cải thiện những vấn đề về đường tiêu hóa bao gồm đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, trào ngược.

Người bệnh trào ngược có thể sử dụng hoa cúc khô đóng gói, hãm cùng nước sôi trong 15 phút và uống trước khi ngủ khoảng 15 phút.

Nghệ kết hợp với mật ong giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Ảnh minh họa

Nghệ kết hợp với mật ong giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Ảnh minh họa

Sử dụng nghệ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong củ nghệ tươi chứa hàm lượng lớn hoạt chất curcumin, zingiberene, turmerone, atlantone, demethoxycurcumin,... có tác dụng hỗ trợ trung hòa axit dịch vị trong dạ dày, đồng thời hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng đau, phục hồi tổn thương, hỗ trợ kích thích quá trình tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,...

Cách làm: Lấy 2 thìa bột nghệ trộn đều cùng 1 thìa mật ong nguyên chất, tiếp đó vo thành những viên nhỏ  và 3 viên/3 lần mỗi ngày.

Dùng lá bạc hà

Nguyên liệu này có tác dụng hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, giảm hiện tượng đau, co thắt hay tiết axit dạ dày quá mức.

Cách làm: Lấy khoảng 2 - 3 lá bạc hà tươi, rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút. Sau đó người bệnh nhai kỹ lá bạc hà tươi, mỗi lần 3 lần và sử dụng hàng ngày hoặc mỗi khi cảm thấy đau, ợ hơi, khó tiêu.

Nha đam hỗ trợ diệt khuẩn, lành thương nhanh có tác dụng làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Ảnh minh họa

Nha đam hỗ trợ diệt khuẩn, lành thương nhanh có tác dụng làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Ảnh minh họa

Sử dụng nha đam

Người ta tìm thấy trong nha đam có chứa nhiều hoạt chất như glycoprotein, arabinose, acemannan,.... có công hỗ trợ giảm đau, hỗ trợ chống sưng viêm, hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành thương ở niêm mạc dạ dày.

Cách làm: Chuẩn bị 2 - 3 nhánh nha đam tươi rửa sạch, gọt bỏ vỏ để lấy phần thịt bên trong rồi cắt nhỏ. Cho nha đam vào máy xay nhuyễn cùng ít mật ong nguyên chất. Uống hỗn hợp này mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 20ml. Lưu ý: Không được uống quá 90ml nha đam mật ong trong một ngày.

Sử dụng lá tía tô

tía tô chứa các thành phần có lợi như axit alpha-linoleic, xeton, furan, hydrocarbon, aldehyde,... có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng chướng bụng, ợ nóng và giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Do đó, bổ sung lá tía tô trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng giúp giảm trào ngược dạ dày.

Sử dụng hạt thì là

Hạt thì là được xem là một chất giúp hỗ trợ tiêu hóa với thành phần giàu vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như anethole - hợp chất giúp cải thiện các vấn đề của dạ dày trong đó bao gồm tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản. Bạn nên sử dụng hạt thì là đã nghiền nát cho vào nước sôi để pha trà và uống sau bữa ăn để điều trị trào ngược dạ dày.

Lá mơ lông còn có tác dụng điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Lá mơ lông còn có tác dụng điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Sử dụng lá mơ

Lá mơ lông có tác dụng kháng viêm nhờ thành phần có chứa paederin và sulfur dimethyl disulphide. Bên cạnh đó, lá mơ lông còn có tác dụng điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Cách sử dụng: Dùng 20g đến 30g lá mơ đã rửa sạch, sau đó giã thành nước để uống hàng ngày.

Sử dụng giấm táo

Giấm táo là một loại thực phẩm kiềm hóa, giúp cân bằng độ pH trong dạ dày. Do đó, giấm táo có tác dụng chống lại vi khuẩn và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bạn nên uống một hoặc hai thìa cà phê mỗi sáng và pha với mật ong hoặc nước đun sôi để nguội, ngậm nó trong miệng vài giây trước khi nuốt và uống sau bữa ăn.

Gối cao đầu khi ngủ

Các chuyên gia cho biết lượng axit trong dạ dày sẽ nằm nguyên dưới đáy nếu chúng ta đứng và chúng thường phân tán ra, thậm chí thoát lên đường thực quản trong tư thế nằm. Vì thế nếu thường xuyên bị trào ngược dạ dày, bạn nên nằm ngửa, kết hợp gối cao đầu để dạ dày thấp hơn thực quản, ngăn axit trào ngược lên. Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày về đêm, nên kê 2 chân giường phía đầu giường cao hơn từ 25 - 30cm.

Nghỉ ngơi và luyện tập

Tinh thần căng thẳng, áp lực kéo dài có liên quan đến nhiều chứng bệnh tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày. Cùng với giảm áp lực tinh thần, một số bài tập sau sẽ giúp bạn thư giãn, thả lỏng tâm trí, cải thiện chứng bệnh: Ngồi thiền, nghe nhạc thư giãn, tập yoga, hít thở sâu khi bị căng thẳng, nghỉ ngơi khi quá căng thẳng ở nơi yên tĩnh.

Chia nhỏ các bữa ăn cũng là một cách làm giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.

Chia nhỏ các bữa ăn cũng là một cách làm giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.

Điều chỉnh cách ăn uống

  • Ăn tối sớm: Ăn bữa tối ngay trước khi ngủ có nguy cơ khiến bạn bị trào ngược ngay trong đêm. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn bữa tối trước giấc ngủ ít nhất 3 tiếng để đảm bảo hệ tiêu hóa giảm hoạt động khi đến giờ ngủ.
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ: Các bữa ăn với lượng lớn thức ăn sẽ tạo áp lực lớn hơn với cơ thắt thực quản của bạn, vì vậy việc chia nhỏ các bữa ăn cũng là một cách làm giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.
  • Nên ăn trong trạng thái thoải mái: Ăn quá nhanh hoặc ăn trong trạng thái căng thẳng rất dễ khiến bạn gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Nên tập trung vào bữa ăn: a ăn, vừa phải tập trung vào việc khác (như trông con, xem tivi, đọc sách,...) thì hãy dừng thói quen này lại. Bởi nó khiến bữa ăn của bạn kéo dài hơn, đồng thời tăng áp lực cho dạ dày.
  • Ngòai ra, khi trào ngược dạ dày cần kiêng nước ngọt có gas, cà phê, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, quá lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Tổng hợp

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.