| Hotline: 0983.970.780

Miền đất hứa cho cây tầm vông

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:26 (GMT+7)

Đề án trồng tầm vông ở huyện Đạ Tẻh được UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết với Cty TNHH TM-DV Cỏ Xanh (Tây Ninh) từ năm 2009 - 2020 là 1.000 ha.

Đề án trồng tầm vông ở huyện Đạ Tẻh được UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết với Cty TNHH TM-DV Cỏ Xanh (Tây Ninh) từ năm 2009 - 2020 là 1.000 ha. Đề án được trồng thí điểm từ năm 2009, tại 2 xã An Nhơn và Hương Lâm bước đầu thu "trái ngọt".

Đúng 3 năm 6 tháng (kể từ tháng 11/2009) gần 100 ha tầm vông của 2 xã trên đang vào thời điểm “chín” bói và được Cty Cỏ Xanh tiến hành thu mua. Nỗi lo “ôm” tầm vông đợi Cỏ Xanh của người dân không còn nữa.

Ông Đặng Công Hạo, PGĐ Cty Cỏ Xanh cho biết: “Trong hợp đồng của đề án, chúng tôi đã cam kết hoàn toàn bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Cây tầm vông là nguyên liệu cơ bản để chúng tôi SX các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như bàn ghế, giường, sofa, giỏ đựng trái cây, bình hoa, tranh tre… XK sang Mỹ và châu Âu. Về giá cả, chúng tôi thu mua theo giá thị trường từ 5.000 - 26.000 đ/cây, mức giá này chỉ có tăng chứ không giảm".


Người dân huyện Đạ Tẻh thu hoạch tre tầm vông

Ông Hà Minh Nghĩa, Chủ nhiệm HTX trồng tầm vông xã An Nhơn, cho biết: “Có 20 ha trong tổng 24 ha tầm vông của HTX được Cỏ Xanh đầu tư trồng thí điểm đã cho thu hoạch. Tầm vông được phân thành 4 loại: 5 - 6 m, 6 - 7 m, 7 - 8 m và loại đặc biệt từ 8 m trở lên. Mặc dù thu bói, nhưng mỗi ha có thể đạt từ 2.500 - 3.000 cây các loại, trừ chi phí lãi ròng khoảng 45 - 50 triệu đ/ha”.

Cùng với An Nhơn, xã Hương Lâm có 16 hộ trồng tầm vông; dù đang tất bật thu hoạch sản phẩm để kịp giao cho Cty, nhưng ai cũng vui mừng. Ông Ngô Tuất, một người trồng tầm vông ở xã Hương Lâm cho biết: “Trước đây, có nhiều DNSX hàng mỹ nghệ không làm nhưng muốn ăn miếng ngon nên đã dùng nhiều chiêu thức để gạ mua. Chính điều đó, đã làm bà con hoài nghi Cty Cỏ Xanh.

Từ lúc Cty tới thu mua sản phẩm, chúng tôi mới thật sự yên tâm để phát triển, mở rộng diện tích trồng. Hiện gia đình tôi đã trồng được 1 ha và thời gian tới sẽ mở rộng diện tích từ 1,5 - 2 ha”.

Ông Đặng Công Hạo khẳng định: “Với sự phát triển của cây tầm vông ở Đạ Tẻh, thì sau 5 năm 1 ha có thể cho bà con thu nhập từ 120 - 150 triệu đ/năm. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng xưởng gia công tại Đạ Tẻh để nông dân yên tâm SX. Dự định, khi Đạ Tẻh đạt 300 ha tầm vông cho thu hoạch, sẽ mở xưởng chế biến tại đây”.

Ông Phạm Ngọc Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh cho biết: “Mục tiêu của đề án trồng tre tầm vông trên địa bàn huyện đến năm 2020 sẽ đạt chỉ tiêu khoảng 1.000 ha. Trong đó, diện tích đại điền 400 ha, tiểu điền 600 ha. Tầm vông đại điền do 3 Cty: Cỏ Xanh (Tây Ninh), Kim Thanh Phong và Tre Xanh (Bình Dương) nhận trồng. Tầm vông tiểu điền do bà con tự trồng dưới sự chỉ đạo của huyện.

Chúng tôi sẽ chỉ đạo thành lập vùng chuyên canh cây tầm vông ở 3 xã: Hương Lâm, An Nhơn và Đạ Lây; đồng thời sẽ trồng rải trên tất cả các xã, thị trấn. Việc hỗ trợ giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm cho nông dân đã được UBND huyện ký kết với Cty Cỏ Xanh, nên bà con cứ an tâm mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu thu mua”.

Từ 100 ha tầm vông trồng thí điểm ở 2 xã Hương Lâm và An Nhơn, cho thấy cây phát triển tốt, năng suất cao; đảm bảo mọi điều kiện cho chế biến. Theo thống kê ban đầu, số cây đạt từ 25 - 30 cây/bụi. Nhiều diện tích đạt từ 45 - 50 cây/bụi. Trong đó, cây loại 7 - 8 m là phần nhiều, số cây đặc biệt (trên 8 m) có thể đạt trên 10 - 20%.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.