| Hotline: 0983.970.780

Miền Trung - Tây Nguyên tạo việc làm cho lao động từ miền Nam trở về

[Kỳ 2] Hàng ngàn việc làm trống cho lao động Quảng Nam về từ vùng dịch

Thứ Ba 05/10/2021 , 09:18 (GMT+7)

Số lượng lao động trở về Quảng Nam từ vùng dịch Covid-19 không muốn tiếp tục tha hương nữa cũng chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tại đây.

Không muốn tiếp tục tha hương nữa

Nhiều năm trước, khi nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam chưa thực sự phát triển; xí nghiệp, nhà máy, các cụm công nghiệp còn rất ít nên nhiều người đến độ tuổi lao động khó tìm được việc làm. Do đó, đã có hàng chục ngàn, thậm chí cả trăm ngàn người quyết định vào miền Nam để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Chị Trần Thị Thúy (trú xã Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam) cho biết, gia đình chị có 3 người từ vùng dịch trở về quê và rất mong muốn tìm được việc làm ở địa phương. Ảnh: L.K.

Chị Trần Thị Thúy (trú xã Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam) cho biết, gia đình chị có 3 người từ vùng dịch trở về quê và rất mong muốn tìm được việc làm ở địa phương. Ảnh: L.K.

Thế nhưng, dịch Covid-19 bùng phát ở các tỉnh phía Nam, nhất là tại TP Hồ Chí Minh đã khiến cho hàng loạt nhà máy, công ty phải đóng cửa, nhiều công nhân quê ở các tỉnh thành, trong đó có Quảng Nam mất việc. Cuộc sống khó khăn nên họ quyết định trở về quê bằng nhiều hình thức (tỉnh tổ chức đưa đón hoặc tự chạy xe máy về).

Anh Ngô Quang Tặng (sinh năm 1993, trú thôn Hà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) cho biết, cách đây khoảng 10 năm, anh đã khăn gói vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp. Sau đó, anh được nhận vào làm việc tại Công ty sản xuất giày dép rồi lấy vợ, sinh con. Vợ anh Tặng làm cho một Cty may mặc cũng ở TP Hồ Chí Minh.  

“Vào cuối tháng 7 vừa qua, dịch Covid-19 bùng phát ở TP Hồ Chí Minh nên cả gia đình tôi trở về quê. Sau một thời gian suy nghĩ thì tôi quyết định sẽ không vào lại TP HCM nữa. Tuy nhiên, từ khi về đây mất một thời gian dài cách ly rồi không có việc gì kiếm ra tiền nên cuộc sống rất khó khăn.

Mới đây, nghe thông tin Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam muốn kết nối các lao động thất nghiệp về quê với các công ty, doanh nghiệp để tạo việc làm nên tôi liền đến để tìm hiểu thông tin. Hy vọng lần này sẽ có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp với bản thân, sớm ổn định cuộc sống ngay tại quê nhà thân yêu”, anh Tặng chia sẻ.

Tương tự, vì ở quê không có việc làm nên cách đây 2 năm, người trong gia đình gồm chồng, con và chị Trần Thị Thúy  (sinh năm 1970, trú xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã vào TP HCM để mở quán buôn bán. Nhìn chung, công việc của nhà chị cũng có thể gọi là tạm ổn, thu nhập đủ trang trải cuộc sống cho tới khi bùng dịch.

Anh Ngô Quang Tặng làm việc ở TP Hồ Chí Minh được 10 năm, bây giờ trở về với nguyện vọng được làm việc tại Cty CP ô tô Trường Hải (THACO). Ảnh: L.K.

Anh Ngô Quang Tặng làm việc ở TP Hồ Chí Minh được 10 năm, bây giờ trở về với nguyện vọng được làm việc tại Cty CP ô tô Trường Hải (THACO). Ảnh: L.K.

“Hiện cả nhà tôi đã về quê nhưng không có việc làm nên rất túng thiếu. Mong muốn của cả nhà là tìm được một công việc ở quê cho đỡ vất vả. Trong khi đó, từ trước tới nay, gia đình làm nông cũng không có tay nghề gì. Vậy nên, chúng tôi rất hy vọng được một công ty nào đó ở địa phương tiếp nhận, đào tạo để có việc làm chứ tuổi cũng lớn rồi, không muốn tiếp tục tha hương nữa”, chị Thúy tâm sự.

Tích cực kết nối lao động với doanh nghiệp

Theo ông Trần Lê Hùng, Phó phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện Núi Thành, số lao động từ miền Nam trở về quê là tương đối lớn.

“Hiện, những lao động trở về quê đều có mong muốn tìm kiếm việc làm tại địa phương. Bên cạnh đó, tại huyện Núi Thành có đến gần 100 doanh nghiệp lớn nhỏ với nhu cầu tuyển dụng rất lớn ở nhiều ngành nghề khác nhau, đủ đáp ứng. Trước thực tế này, thời gian qua, đơn vị chúng tôi đã đưa những thông tin tuyển dụng của các công ty lên phương tiện thông tin đại chúng để người lao động có thể biết, tìm hiểu và kết nối”, ông Hùng nói.

 Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam hướng dẫn thủ tục tìm kiếm việc làm cho người lao động. Ảnh: L.K.

 Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam hướng dẫn thủ tục tìm kiếm việc làm cho người lao động. Ảnh: L.K.

Vừa qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với huyện Núi Thành tổ chức Hội nghị Tư vấn việc làm cho người lao động về từ vùng dịch. Tại đây, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện đến tham gia tuyển dụng. Hầu hết các doanh nghiệp này đều bày tỏ mong muốn giúp đỡ cho những lao động thất nghiệp về quê có được một công việc ổn định, sớm vượt qua khó khăn.

Bà Hồ Thị Hiền, Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự, Cty TNHH LD May Như Thành cho hay, hiện nay, nhu cầu của công ty đang cần tuyển 500 lao động với mức lương từ 5 đến hơn 10 triệu đồng/người/tháng. “Nếu như lao động có tay nghề may về thì congo ty sẽ có chính sách hỗ trợ cho mỗi người lao động 1,5 triệu đồng/người sau khi nhận việc.

Nhiều doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng những lao động thất nghiệp từ vùng dịch trở về để họ sớm vượt qua khó khăn. Ảnh: L.K.

Nhiều doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng những lao động thất nghiệp từ vùng dịch trở về để họ sớm vượt qua khó khăn. Ảnh: L.K.

Còn nếu như mà những người chưa có thay nghề về làm việc sẽ được đào tạo có lương như công nhân chính thức bình thường. Qua Hội nghị lần này thì chúng tôi mới chỉ tuyển được 5 người. Do đó trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin tuyển dụng để nhiều người có nhu cầu tìm được việc làm, nhất là lao động từ vùng dịch trở về”, bà Hiền thông tin.

Ông Phan Phước An, Tổ trưởng Tổ Tư vấn giới thiệu việc làm trong và ngoài nước – Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam: "Thông qua Phòng Lao động Thương binh & Xã hội ở 6 huyện trên địa bàn tỉnh thì có 663 lao động từ vùng dịch trở về có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

Đến nay, Trung tâm đã kết nối được cho 211 người với các doanh nghiệp tuyển dụng, trong đó có 4 người có nhu cầu làm việc ở nước ngoài. Một số địa phương khác chưa thể kết nối được do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để thực hiện nhiệm vụ kết nối. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn là rất lớn với hơn 4.000 chỗ làm trống nên sẽ đáp ứng đủ cho số lượng lao động về quê”.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh'

Tối 4/11, tại Hà Nội diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề ‘Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh’.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...