| Hotline: 0983.970.780

Miền Trung – Tây Nguyên bùng nổ kết nối lao động, việc làm: [Bài 5] Khủng hoảng thiếu lao động ngành du lịch

Thứ Tư 08/03/2023 , 08:04 (GMT+7)

Những năm gần đây, ngành du lịch ở các địa phương trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ phát triển mạnh mẽ, nhưng lao động phục vụ cho ngành này đang thiếu trầm trọng.

Doanh nghiệp du lịch “khát” lao động

Những tháng đầu năm 2023, ngành du lịch Khánh Hòa có nhiều khởi sắc. Ngoài khách nội địa còn có nhiều khách quốc tế đến từ Hàn Quốc, Nga, Kazakhstan… Khánh Hòa còn đón các đoàn khách đến từ Trung Quốc trên các chuyến bay charter của Hãng hàng không Vietjet Air được khai thác trở lại trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão sau thời gian dài tạm ngưng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo Sở Du lịch Khánh Hòa, dịp Tết Quý Mão vừa qua, toàn tỉnh ước đón 151.800 lượt khách lưu trú, trong đó 11.300 lượt khách quốc tế; công suất buồng phòng đạt hơn 77%; tổng doanh thu du lịch ước đạt hơn 647 tỷ đồng, tăng hơn 277% so với Tết năm trước.

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động ngành du lịch năm 2023 với mục tiêu đón trên 4 triệu lượt khách lưu trú, trong đó khách nội địa đạt 2,5 triệu lượt và khách quốc đạt 1,5 triệu lượt; tổng doanh thu du lịch ước đạt 21.000 tỷ đồng.

Ông Chu Văn Công, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Khánh Hòa cho biết, với sự phục hồi thị trường khách quốc tế, đang kỳ vọng sẽ tạo ra doanh thu lớn cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa. Điều này dự báo sẽ kéo theo nhu cầu nhân lực du lịch chất lượng cao rất lớn trong thời gian tới.

Người lao động Quảng Nam tìm việc làm trong ngành du lịch. Ảnh: PV.

Người lao động Quảng Nam tìm việc làm trong ngành du lịch. Ảnh: Lê Khánh.

Theo ông Công, hiện trên địa bàn có 5 doanh nghiệp du lịch có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng 30 người, với những vị trí: Tổng quản lý khu du lịch, nhân viên sale tour và hướng dẫn viên du lịch.

Cụ thể như: Chi nhánh Công Ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist tại Nha Trang tuyển dụng 10 sale du lịch; Công ty TNHH TM - DV Du lịch Nha Trang 79 tuyển dụng 10 nhân viên sale tour; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ du lịch An Nam Tour tuyển dụng 4 hướng dẫn viên du lịch; Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Đại Dương Xanh tuyển dụng 4 nhân viên kinh doanh du lịch...

Cũng theo ông Công, để tìm kiếm lao động cho ngành du lịch, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tiếp nhận thực tập cho sinh viên vừa học vừa làm. Đồng thời, phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức ngày hội tuyển dụng việc làm thường xuyên.

Khẩn trương đào tạo lao động ngành du lịch

Sau khi kiểm soát được dịch Covid-19, từ năm 2022 đến nay, ngành du lịch của tỉnh Bình Định đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Dự kiến trong năm 2023, Bình Định sẽ đón 5 triệu khách du lịch.

Sức hút du lịch Bình Định thời gian qua còn được tạo nên bởi hệ thống các cơ sở lưu trú tương đối đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2022, Bình Định có 393 cơ sở với tổng số phòng đạt 12.156. Trong đó, các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng đạt chuẩn bao gồm 1 khách sạn 5 sao và 10 khách sạn 4 sao đạt 2.636 phòng; 14 khách sạn 3 sao đạt 793 phòng; 36 khách sạn 2 sao đạt 1.017 phòng; 36 khách sạn 1 sao 661 phòng và 296 cơ sở lưu trú đạt chuẩn du lịch đạt 7.049 phòng. Đây được coi là điều kiện thuận lợi để Bình Định tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành du lịch theo hướng kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Theo ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Định, những năm gần đây, ngành du lịch Bình Định đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Du lịch Bình Định đã có những bước phát triển về mọi mặt. Đây là nền móng để Bình Định đề ra chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Thời gian qua, kỹ năng của nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ trực tiếp phục vụ khách hàng đã được Bình Định và các doanh nghiệp chú trọng, nhất là các kỹ năng cần thiết và cơ bản nhất của đội ngũ nhân lực hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch. Các kỹ năng phục vụ trong ngành du lịch đã được đào tạo, huấn luyện như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ du lịch, kỹ năng chăm sóc khách hàng...

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Huỳnh Ngọc Hải, Trưởng phòng Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp thuộc Sở LĐ-TB&XH Bình Định, việc đào tạo lao động ngành du lịch của Bình Định chưa tương xứng với xu thế phát triển. Đến nay, Bình Định mới có chính sách đào tạo lao động cho ngành du lịch. Hiện các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch trên địa bàn đã đăng ký với ngành chức năng đào tạo 500 lao động ngành du lịch. Về cơ sở đào tạo ngành du lịch, Bình Định hiện có Trường Cao đẳng Bình Định; Trường Đại học Quy Nhơn.

Cù Lao Xanh (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) đang rất thu hút khách du lịch. Ảnh: PV.

Cù Lao Xanh (TP Quy Nhơn, Bình Định) đang rất thu hút khách du lịch. Ảnh: Đình Thung.

Để góp phần đào tạo nhân lực ngành dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, gần 80% giảng viên đào tạo dịch vụ du lịch của Trường Cao đẳng Bình Định đã đạt chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS). Trong đó, có 5 giảng viên là đào tạo viên VTOS; đặc biệt, 1 giảng viên tham gia đào tạo cho đào tạo viên VTOS. Ngoài ra, nhiều giảng viên đạt tay nghề bậc 3 ở các nghề: Hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ nhà hàng, chế biến món ăn; 5 giảng viên có Thẻ đánh giá viên Kỹ năng nghề quốc gia về các nghiệp vụ du lịch; 1 giảng viên tham gia chấm thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức.

Các giảng viên cũng là những người giàu kinh nghiệm thực tiễn. Có nhiều giảng viên là hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa, đã và đang tham gia điều hành hoặc phụ trách nghiệp vụ trong công ty du lịch, khách sạn lớn.

“Từ năm 2014, Trường Cao đẳng Bình Định là một trong số ít các trường trong khu vực miền Trung được Tổng cục Du lịch cho phép mở các khóa ngắn hạn về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa - quốc tế, điều hành du lịch nội địa - quốc tế. Nghề hướng dẫn du lịch được phê duyệt là nghề trọng điểm cấp quốc tế, nghề kỹ thuật chế biến món ăn và quản trị khách sạn là nghề trọng điểm cấp ASEAN định hướng đến năm 2025”.

Còn ở Quảng Nam, theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh này, hiện ngành du lịch của tỉnh có khoảng 11.000 lao động, giảm hơn 40% so với năm 2019 (18.000 lao động). Lực lượng lao động đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch cụ thể gồm: Lao động trong lĩnh vực lưu trú chiếm khoảng 70%, tương đương 7.700 người, trong đó lĩnh vựclLữ hành - vận chuyển chiếm 5,5% tương đương 605 người; lĩnh vực nhà hàng, sân golf và các dịch vụ khác chiếm 24,5%, tương đương 2.695 người.

Ngành du lịch Quảng Nam tuyển dụng lao động. Ảnh: PV.

Ngành du lịch Quảng Nam tuyển dụng lao động. Ảnh: Lê Khánh.

Hiện nay, lực lượng lao động nòng cốt tại các doanh nghiệp gồm các cấp quản lý, trưởng bộ phận hoặc nhân viên có kinh nghiệm và đã qua đào tạo được doanh nghiệp giữ hoặc quay lại làm việc chiếm khoảng 40%, tương đương khoảng 4000 người. Lao động còn lại, các doanh nghiệp sau khi mở cửa hoạt động đều phải tuyển lao động lại và tự đào tạo tại chỗ.

“Ngoài ra, lực lượng lao động trong ngành du lịch bao gồm đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch, người dân tại các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh cũng cần được bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý du lịch; bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của ngành du lịch... góp phần nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch”, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho hay.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 01/7/2023

- Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở.

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023. Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023.

Như vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng từ 01/7/2023 đối với nhóm người lao động này là 9.000.000 đồng (hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng là 7.450.000 đồng)

Theo Khoản 2, Điều 50 (Luật Việc làm 2013), thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng.

Như vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 01/7/2023 đối với nhóm đối tượng này là 108.000.000 đồng (hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 89.400.000 đồng).

- Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Xem thêm
Xuất khẩu sầu riêng 2024 dự báo đạt kỷ lục 3,5 tỷ USD

Bến Tre Dự báo cả năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ vượt 7 tỷ USD, tăng hơn 25% so với 2023. Trong đó, sầu riêng có thể đạt kỷ lục 3,5 tỷ USD.

Chất lượng là yếu tố số 1 để nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam

‘Để nâng cao giá trị thương hiệu ngành rau quả Việt Nam, chất lượng là yếu tố số 1, sau đó mới đến giá cả', Phó Tổng Giám đốc Doveco Nguyễn Thanh Tùng cho hay.

Hà Nội sắp phê duyệt chủ trương cải tạo lại ba chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội có văn bản kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Dương Đức Tuấn về việc thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.