| Hotline: 0983.970.780

Mô hình hay 'Người nuôi có lời và người ăn có lợi'

Thứ Năm 23/11/2023 , 06:37 (GMT+7)

Anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp sáng tạo ra mô hình nuôi heo rừng lai 'Người nuôi có lời và người ăn có lợi'.

Mô hình nuôi heo rừng lai giúp người dân giảm rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế đang được nhân rộng ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình nuôi heo rừng lai giúp người dân giảm rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế đang được nhân rộng ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau 3 năm nuôi heo rừng lai, bà Mai Thị Hồng, ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã có một trang trại bề thế với diện tích 450m2, lúc cao điểm lên đến 100 đầu heo.

Bà Hồng cho biết, trước đây bà nuôi heo trắng, nhưng do dịch bệnh và giá cả bấp bênh, việc nuôi heo không mang lại lợi nhuận. Qua tìm hiểu nhu cầu thị trường, năm 2018 bà sửa lại chuồng nuôi heo trắng để mua 50 con heo rừng giống về nuôi thử.

Sau hơn 15 tháng nuôi, gia đình bà xuất bán lứa đầu tiên bỏ túi hơn 80 triệu đồng. Thừa thắng xong lên, bà dùng hết số tiền đó đầu tư con giống nuôi lứa thứ 2 và tăng đàn lên 70 con, trong đó khoảng 10 con heo giống để cho sinh sản tái đàn.

“Việc nuôi heo rừng không khó, thức ăn dễ tìm kiếm mà ngược lại chúng còn có khả năng chống chọi với thời tiết tốt hơn các giống heo thịt mà người dân đang nuôi phổ biến tại địa phương. Thịt heo rừng hiện được nhiều thực khách ưa chuộng nên phát triển mô hình nuôi heo rừng lai vẫn còn nhiều tiềm năng trong tương lai”, bà Hồng nói. 

Bà Mai Thị Hồng vui mừng vì nuôi heo rừng được công ty đến bao tiêu đầu ra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Mai Thị Hồng vui mừng vì nuôi heo rừng được công ty đến bao tiêu đầu ra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gia đình chị Ngô Thị Thanh Kim Huệ, ở ấp 5, xã Vĩnh Bửu, huyện Tân Hưng (Long An) là gia đình ít ruộng đất, sống bằng nghề nuôi ếch nhưng bị thua lỗ thường xuyên. Sau thời gian tìm hiểu, chị Huệ biết đến mô hình nuôi heo rừng lai từ một vài người dân trong xã nên đã quyết mua giống về nuôi thử.

Năm 2020, chị Huệ bỏ ra 6 triệu đồng làm vốn để mua 2 cặp heo rừng lai về nuôi. Sau 2 năm nuôi chăm sóc, chị bán thu lại 8 triệu đồng từ việc bán được 4 con heo thịt, giá 100.000 đồng/kg. Chị giữ lại hai con heo cái để tiếp tục nuôi sinh sản. Sau đó, chị tiếp tục bán được 15 con heo thịt, số tiền thu được hơn 30 triệu đồng, hiện tại chị Huệ có 11 con heo giống và 28 heo con.

Thấu hiểu được nỗi khổ của người nông dân "được mùa mà mất giá được giá mất mùa", anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp đã sáng tạo ra mô hình nuôi heo rừng lai gắn với chuỗi liên kết bao tiêu đầu ra cho nông dân nuôi heo rừng ở ĐBSCL và cả miền Đông Nam bộ với sứ mệnh “Người nuôi có lời và người ăn có lợi”.

Anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp đã sáng tạo ra mô hình nuôi heo rừng lai 'Người nuôi có lời và người ăn có lợi'. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp đã sáng tạo ra mô hình nuôi heo rừng lai “Người nuôi có lời và người ăn có lợi”. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Dinh cho biết, Công ty đang thực hiện liên kết hơn 5.000 hộ nông dân nuôi heo rừng ở khắp các tỉnh ĐBSCL với hàng triệu con heo rừng được anh đứng ra bao tiêu đầu ra nhằm giúp nông dân nuôi có lãi. Bên cạnh đó, Công ty còn quản lý 150 quán ăn, nhà hàng liên kết theo hình thức chính sách nhuận quyền chuyên về thịt heo rừng ở khắp các tỉnh miền Tây.

Theo anh Dinh, số vốn ban đầu mỗi hộ nông dân bỏ ra cho mô hình nuôi heo rừng lai dao động từ 28-32 triệu đồng. Công ty sẽ cấp cho hộ nuôi 3 heo nái và 1 heo đực. Công ty thực hiện chính sách 5 bao cho bà con gồm bao kỹ thuật, bao chết, bao đẻ, bao rủi ro và bao đầu ra.

Thời gian hợp tác sẽ từ 3 - 5 năm, Công ty sẽ trang bị đầy đủ cho bà con những kiến thức về chăn nuôi heo rừng lai, hỗ trợ kỹ thuật làm chuồng, chăm sóc và cách phòng chống bệnh cho heo rừng lai trong quá trình hợp tác.

Nếu kiên trì và chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn heo rừng lai mỗi năm có thể đẻ từ 50 - 70 heo con. Doanh thu mỗi năm có thể đạt từ 100 - 150 triệu đồng. Heo con nuôi để thịt sau khi tách bầy 3 - 4 tháng sẽ có trọng lượng đạt khoảng 20 - 30 kg/con. Công ty sẽ thu mua lại đàn heo này với giá sàn tối thiểu từ 85.000 đến 90.000 đồng/kg.

"Heo rừng lai sau khi được thu mua, Công ty sẽ bán cho các cửa hàng nhượng quyền. Hiện tại, nhu cầu sử dụng thịt heo rừng lai của người dân ở những thành phố lớn là khá cao nên bà con có thể yên tâm về đầu ra. Trong tương lai, tôi mong muốn mô hình nuôi heo rừng lai sẽ được phát triển, bởi mô hình không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn giúp bà con có thêm niềm tin vào nông nghiệp”, anh Dinh nói.

Xem thêm
Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

HÀ TĨNH Giá rau vụ Tết tuy không nhỉnh hơn nhiều so với bình thường nhưng lượng tiêu thụ thường cao gấp 4 - 5 lần.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.